Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo

Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo

Cách tiếp cận thị trường theo Ichimoku Kinko Hyo
Về ichi tôi có chiến thuật mà hiện giờ vẫn đang xài. Đó là giao dịch theo sóng N. Ví dụ 1 sóng N gồm các đỉnh ABCD, ở đỉnh C xuất hiện một PA đảo chiều tôi vào 1 lệnh,stoploss ở đỉnh C, nếu giá đi tiếp vượt qua đỉnh B tôi nhồi tiếp 1 lệnh nữa. Đợi đến 1 PA đảo chiều(điểm D),tôi chốt lệnh đầu tiên và chuyển stoploss lệnh 2 về hòa vốn, nếu thị trường tạo tiếp một sóng N CDEF, thì tôi sẽ đợi vào lệnh tại E và dời stoploss lệnh 2 bằng lệnh 3, cứ thế tiếp tục đến khi nó ko qua nổi điểm D( tức là tạo sóng N thất bại) tôi sẽ chốt hết lênh. Cách này có lúc tôi ăn rất dày đấy nhé. Tôi chỉ là một con gà trên thị trường này thôi, mong các bác chém nhẹ tay thôi nhé.
 
 
Về ichi tôi có chiến thuật mà hiện giờ vẫn đang xài. Đó là giao dịch theo sóng N. Ví dụ 1 sóng N gồm các đỉnh ABCD, ở đỉnh C xuất hiện một PA đảo chiều tôi vào 1 lệnh,stoploss ở đỉnh C, nếu giá đi tiếp vượt qua đỉnh B tôi nhồi tiếp 1 lệnh nữa. Đợi đến 1 PA đảo chiều(điểm D),tôi chốt lệnh đầu tiên và chuyển stoploss lệnh 2 về hòa vốn, nếu thị trường tạo tiếp một sóng N CDEF, thì tôi sẽ đợi vào lệnh tại E và dời stoploss lệnh 2 bằng lệnh 3, cứ thế tiếp tục đến khi nó ko qua nổi điểm D( tức là tạo sóng N thất bại) tôi sẽ chốt hết lênh. Cách này có lúc tôi ăn rất dày đấy nhé. Tôi chỉ là một con gà trên thị trường này thôi, mong các bác chém nhẹ tay thôi nhé.
cảm ơn bác đã chia sẻ :D phần lý thuyết sóng của Ichi cũng ít người nắm được
 
 
@g1nt4ma: Lâu ngày mới gặp lại cụ g1, thấy trình Ichi của cụ lên thấy rõ :D.
Lâu nay ở ẩn, cũng không định tham gia bình loạn gì, nhưng thấy bài của cụ, tự nhiên lại ngứa nghề, thôi đăng đại 1 cái hình cho vui.

Lưu ý:
Mình không phải là vẽ đường cho market chạy, hay khẳng định 1 hướng đi của market gì cả. Cái hình này chỉ là 1 giả định, 1 thoáng suy nghĩ của mình về trạng thái cân bằng của TT, căn cứ vào thuyết thời gian và thuyết sóng của Ichi, từ đó mình thấy có 1 khả năng có thể xảy ra như hình vẽ. Nếu nó không xảy ra như vậy thì thôi, anh em cứ NEXT và quên nó đi. Nhưng nếu nó xảy ra đúng như vậy thì có 1 khả năng rất cao là TT sẽ tạo đáy tại đó và khả năng thắng của chúng ta khi Long cổ phiếu tại điểm đó là rất cao. Tất nhiên việc chọn mã CP cụ thể và mức giá CP so với giá trị thực của nó là cực kỳ quan trọng (mình đang bàn về việc đầu tư giá trị kết hợp với việc timing bằng Ichi, là công việc hiện nay mình đang làm). Nếu chọn sai mã CP lởm hoặc mua các CP có giá quá cao so với giá trị thực thì kết quả sau này cũng sẽ không tốt.

upload_2020-5-11_8-18-41.png
 
 
@g1nt4ma: Lâu ngày mới gặp lại cụ g1, thấy trình Ichi của cụ lên thấy rõ :D.
Lâu nay ở ẩn, cũng không định tham gia bình loạn gì, nhưng thấy bài của cụ, tự nhiên lại ngứa nghề, thôi đăng đại 1 cái hình cho vui.

Lưu ý:
Mình không phải là vẽ đường cho market chạy, hay khẳng định 1 hướng đi của market gì cả. Cái hình này chỉ là 1 giả định, 1 thoáng suy nghĩ của mình về trạng thái cân bằng của TT, căn cứ vào thuyết thời gian và thuyết sóng của Ichi, từ đó mình thấy có 1 khả năng có thể xảy ra như hình vẽ. Nếu nó không xảy ra như vậy thì thôi, anh em cứ NEXT và quên nó đi. Nhưng nếu nó xảy ra đúng như vậy thì có 1 khả năng rất cao là TT sẽ tạo đáy tại đó và khả năng thắng của chúng ta khi Long cổ phiếu tại điểm đó là rất cao. Tất nhiên việc chọn mã CP cụ thể và mức giá CP so với giá trị thực của nó là cực kỳ quan trọng (mình đang bàn về việc đầu tư giá trị kết hợp với việc timing bằng Ichi, là công việc hiện nay mình đang làm). Nếu chọn sai mã CP lởm hoặc mua các CP có giá quá cao so với giá trị thực thì kết quả sau này cũng sẽ không tốt.

View attachment 147134
cảm ơn cụ :D lâu không thấy cụ lên, tiện thể cụ cho e cái view SPX 500 được không
Về CP e thấy dùng phương pháp của Mark Minervini cũng hay, chờ các CP vào trend tăng, tạo nền giá, BO rồi mới vào. Nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là lọc và chọn mã.
 
 
cảm ơn cụ :D lâu không thấy cụ lên, tiện thể cụ cho e cái view SPX 500 được không
Về CP e thấy dùng phương pháp của Mark Minervini cũng hay, chờ các CP vào trend tăng, tạo nền giá, BO rồi mới vào. Nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là lọc và chọn mã.
Mình dạo này không trade mà chuyển sang đầu tư giá trị các mã CP của VN thôi cụ ạ, nên ít quan tâm đến SP500. Lúc nãy mới ngó qua thì thấy có vẻ là cú correction của SP500 mới chỉ bắt đầu, có lẽ còn rất lâu mới xong.

PP của anh Minervini thì thiên về trading hơn là investing, mặc dù là trading với time frame dài hạn, còn mình thì lại thiên về investing, tứd là mua xong nắm giữ dài hạn, ăn cổ tức hơn là mua bán chênh lệch giá. Hai trường phái khác nhau, theo cái nào là tùy thuộc vào kế hoạch của từng người thôi, chứ mình cũng không thể nói là cái này hay cái kia tốt hơn.

Cụ cho ra tiếp các phần sau của Ichi nhanh nhé, anh em đang hóng lắm đây :D
 
 
Phần 3: Kumo, Chiko span
Kumo là vùng giữa Senko span 1 và Senkou span 2.
Chúng ta sẽ bắt đầu với Senkou span 2. Senkou span 2 cho biết điểm cân bằng trong khoảng thời gian dài, Tenkan sen trong 9 chu kì – ngắn hạn, Kijun là 26 – trung hạn, còn Senkou span 2 là 52 chu kì – dài hạn. Công thức tính Senkou span 2 không khác gì Tenkan và Kijun nhưng câu hỏi là tại sao nó được dịch về phía trước 26 chu kỳ ? hãy khảo sát 1 ví dụ:
upload_2020-5-11_9-28-19.png

Cặp EURGBP chart 1D
Giá tăng liên tục trong 52 ngày từ 6/5 đến 17/7, 52=26x2 tức 2 chu kỳ theo lý thuyết thời gian Ichimoku. Bạn hãy tưởng tượng giá tăng liên tục trong 52 kỳ và giờ sẽ đảo chiều đi xuống với cùng tốc độ, động lượng. Vậy giá sẽ cần bao lâu để đi xuống từ đỉnh đến điểm cân bằng – senkou span 2? Sẽ cần 26 ngày để về mức giá trung bình của 52 ngày trước đó. Senkou span 2 gợi ý cho chúng ta điểm cân bằng trong dài hạn nếu market tuân thủ chu kỳ 52 ngày, đó là lý do tại sao nó được đẩy về phía trước 26 kỳ. Lý do của việc này là ý tưởng về việc xác định mức giá kỳ vọng dựa trên chu kì thời gian.
Senkou span 2 là sự đo lường thị trường, vẽ điểm tham chiếu về phía trước. Mục đích hoàn toàn là kỳ vọng điểm đến vì giá sẽ không chạy chính xác như thế, mục đích là để kiểm tra và so sánh thị trường hiện tại là mạnh hay yếu so với điểm tham chiếu. Không có điểm tham chiếu chúng ta sẽ không biết cái gì là đúng hay sai. Ví dụ: bạn là người bán hàng của công ty, bạn kiếm được 10,000$ một tháng, nhưng nếu bạn không biết mức tham chiếu tiêu chuẩn, bạn sẽ không biết được bạn đang làm tốt hay không so với những người khác trong công ty. Nếu mức trung bình của công ty là 5,000$ bạn đang làm tốt, còn mức trung bình của công ty là 20,000$, kết quả của bạn đang kém. Không cần biết bạn kiếm được nhiều như thế nào, nếu nó nằm dưới mức trung bình thì đó là kết quả không tốt. Qua mức tham chiếu cơ bản, bạn sẽ biết bạn đang làm tốt hay tệ, tốt đến đâu và tệ đến mức nào. Đó là điều mà Ichimoku Kinko Hyo tìm kiếm.
Khi thị trường tiếp tục đi lên, buyer sẽ tiếp tục giữ vị thế của họ, vì họ đang có lợi nhuận, nhưng họ sẽ giữ đến khi nào? Nếu tiếp tục giữ vị thế ngay cả khi thị trường đảo chiều, lợi nhuận sẽ chuyển thành thua lỗ. Nhưng nếu bạn đóng vị thế quá sớm, thị trường có thể pullback rồi tiếp tục đi lên, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm được thêm lợi nhuận và sẽ cảm thấy hối tiếc vì đóng lệnh quá sớm. Đó là lý do tại sao có Senkou span 2. Nếu giá nằm trên Senkou span 2, buyer chiếm ưu thế, nếu giá nằm dưới senkou span 2, seller chiếm ưu thế.
Quay lại ví dụ cặp EG, nếu tại đỉnh hiện tại giá đi xuống trong vài phiên với lực retrace yếu hơn momentum lúc giá đi lên, lúc này sẽ có nhiều buyer cảm thấy lo lắng về sự đảo chiều. Nhưng nếu bạn có điểm tham chiếu senkou span 2, miễn là giá còn ở trên điểm này thì uptrend vẫn còn. Trong trường hợp tại đỉnh giá giảm mạnh, momentum giảm mạnh hơn lúc giá đi lên, giá chạy nhanh về senkou span 2, bạn nên cân nhắc đóng vị thế. Ý nghĩa thực sự của senkou span 2 là xác định momentum khi giá đạt đỉnh và đó là lý do nó được đẩy về phía trước 26 kỳ. Các bạn có thể hiểu đơn giản: Đường chéo từ đỉnh giá đến senkou span 2 là để đo momentum của thị trường. Senkou span 2 còn dùng như kháng cự, nếu giá break đường này, là lúc bạn cần cân nhắc đóng vị thế. Kết hợp Senkou span 2 với các đường khác, bạn sẽ có sự xác nhận chắc chắn hơn.
Một vấn đề mà các bạn cần quan tâm là cách giá điều chỉnh khi tạo đỉnh mới. Nối đỉnh này với Senkou span 2 sẽ được 1 đường chéo, dùng đường này để xác định momentum của sóng hồi.
Tiếp theo là senkou span 1.
Senkou span 1 được tính theo công thức (tenkan + kijun)/2 dịch về phía trước 26 kỳ.

Vậy là đã xong phần 5 đường cơ bản của Ichimoku.
Rõ ràng và logic, chẳng có gì là bí ẩn hay khó hiểu phải không các bác. Đơn giản là cách nhìn nhận, phân tích thị trường với logic riêng thôi.

Chém gió thêm tí, Ichimoku là hàng Nhật nên kể ra cũng gần với triết học phương đông, luôn tìm kiếm sự cân bằng - hài hòa. ví dụ về mệnh lý học, xem bói, xem cho một người mệnh Kim, nếu thầy nào học không đến nơi, hiểu sơ sài, thổ sinh kim rồi tìm các yếu tố thổ bổ trợ (kiểu như mặc đồ vàng, dùng đá phong thủy màu vàng, kết hợp người mệnh thổ....) là sai hoàn toàn. Kim có âm kim và dương kim, có kim vượng và kim suy, có kim nóng và lạnh cần xác định rõ thế của Kim để đưa nó về bình hòa. Kim yếu thì dùng thổ nâng nó lên, đưa về bình hòa. Kim vượng thì dùng thủy hãm nó xuống. Cái này cũng gần với chữa bệnh, thầy giỏi là người bắt đúng bệnh dùng đúng thuốc và đúng liều lượng. Để yếu quá thì biến mất mà vượng quá thì biến đổi. Cho nên luôn cần tìm về sự cân bằng.... Đại khái vậy. Cái này tui luyên thuyên thôi chứ không liên quan đến nội dung trên đâu nhé :D :D
 
 
Chỉnh sửa lần cuối:
upload_2020-5-11_11-40-4.png

Khảo sát 1 ví dụ về Gold.
Sau đợt bull run, giá giảm mạnh, break Senkou span 1, chui vào trong mây. Sau đợt phục hồi, giá lại tiếp tục giảm, về senkou span 2. Đây là vị trí mà bạn nên đóng vị thế. Trong trường hợp này, giá có vẻ được senkou span 2 hỗ trợ nhưng sau đó lại tiếp tục giảm. Senkou span 1 cho bạn thông tin về việc giá hướng về Senkou span 2 hay không. Khi các thanh nến nằm trong mây Kumo, là lúc không nên trade vì sẽ không chắc chắn về hướng đi của nó. Lúc này nên chờ giá breakout khỏi mây để tìm cơ hội vào lệnh. Tuy nhiên nếu bạn tìm thấy tín hiệu rõ ràng ở các khung thời gian khác, bạn có thể cân nhắc vào lệnh. Tìm tín hiệu ở khung thời gian thấp hơn sẽ cho điểm vào lệnh tốt hơn, nhưng cũng rủi ro hơn, tùy chiến lược mà các bạn sử dụng cho phù hợp.
Mỗi khi tôi thấy giá hướng về phía kumo, tôi tưởng tượng giá như một chiếc máy bay, còn kumo là cơn bão, khi giá trên kumo, trời vẫn nắng đẹp và chẳng có lý do gì phải lăn tăn. Khi máy bay tiến gần cơn bão, nó sẽ cố gắng tránh xa (có thể thấy mấy cây doji xuất hiện trong mây), sau đó nó cố gắng đi lên tránh cơn bão. Tuy nhiên, máy bay mất dần năng lượng và rơi vào trong cơn bão một lần nữa. Trong cơn bão gió mạnh và cả sấm sét, máy bay lúc này trở nên thiếu ổn định và cố gắng thoát khỏi cơn bão càng sớm càng tốt. Tôi thường không giao dịch khi trong mây vì trong vùng này giá thiếu sự ổn định.
Senkou span 1, nói cho bạn chính xác khi nào giá đi vào trong mây. Lúc này bạn cần quan sát khi nào giá chạm senkou span 2. Khi đó nó có thể breakout mức cân bằng của 52 kỳ.
Cuối cùng là Chiko span
Chiko trong tiếng Nhật nghĩa là trễ (delay), cho nên nó được lùi lại 26 kỳ so với giá hiện tại. Không cần công thức tính, rất đơn giản, đây cũng là một yếu tố độc đáo của Ichimoku. Mục đích chỉ là so sánh giá hiện tại với giá 26 kỳ trước, để biết các trader đã làm gì trong 26 kỳ sau đó. Nên nhớ, 26 cũng là con số cơ bản, là chu kỳ thị trường theo Ichimoku. Đó cũng là mức tâm lý tối thiểu mà trader có thể giữ vị thế của họ. Khi trader giữ vị thế thắng, sau 26 kỳ, khả năng họ sẽ suy nghĩ về việc đóng vị thế. Thậm chí khi họ không có lợi nhuận (do market sideway) họ cũng sẽ cân nhắc đóng vị thế - đây là mức tâm lý, khả năng chịu đựng về tâm lý của trader.
Khi Chiko nằm trên giá, nghĩa là sau 26 kỳ buyer là bên chiến thắng và khi Chiko nằm dưới giá, seller là bên chiến thắng. Nhìn vào Chiko ở chart gold bên trên, khi Chiko chạm vào giá, đó là lúc bạn cần cân nhắc việc đóng vị thế buy.

Giờ mới để ý thiếu đoạn này :rolleyes:
Đến Chiko là đủ 5 đường cơ bản
 
 
Xin được mượn cái topic của cụ g1 để chia sẻ 1 chút về góc nhìn Gold của mình. Trước tiên là 1 cái nhìn sơ lược về Gold qua góc nhìn EWP, về time và price. Các đường màu vàng là mình phác thảo sơ lược các sóng của Ichi, nhưng do mình quen EWP hơn nên mình chủ yếu dùng sóng và các tỷ lệ đo Fibo theo kiểu EWP cho nhanh. Các bác cũng có thể vẽ sóng và price observation theo kiểu Ichi, mình thấy cũng rất gần gũi với nhau. Lúc này thì mình chưa bật Ichi để dễ quan sát wave và time trước cái đã.

upload_2020-5-11_12-36-7.png


Theo EWP thì Gold đang tiệm cận 1 vùng kháng cự mạnh dài hạn (đỉnh cũ 2011-2012). Do đó khả năng Gold sẽ kết thúc sóng (3) ở vùng này khá cao. Nếu nó kết thúc sóng (3) ở đó thì sóng (4) sẽ kỳ vọng đi về vùng cái box chữ nhật trong hình trên (theo lý thuyết EWP).

Sau đó mình bật Ichi lên để so sánh cái hiện trạng của Gold so với các trạng thái cân bằng theo Ichi. Mình thấy có 1 sự tương đồng khá lớn giữa 2 trường phái này. Theo Ichi thì do sắp kết thúc sóng I và giá cũng đi khá xa Kumo nên khả năng cao là sẽ hồi về Kumo, đặc biệt là vùng Span B. Về thời gian thì cũng là hợp lưu của các sóng màu vàng như hình. Do đó nếu có nến đảo chiều xảy ra ở vùng hợp lưu thì xác suất thành công khá cao.

upload_2020-5-11_12-45-4.png

Anh em lưu ý là hiện nay mình không trade Gold, nên cái hình này chỉ mang tính tham khảo, giao lưu học thuật với cụ g1 và anh em ở threat này về Ichimoku thôi nhé. Còn mình cũng không trade trét gì theo cái hình này cả :D Chém gió là chính thôi.
 
 
Còn giờ là lúc trả bài cho cụ G1 về SP500.
Tương tự, mình view nhanh tổng thể SP500 qua góc nhìn sóng EWP trước cho 5 thập kỷ vừa qua (1970-2020). Có vẻ như SP500 đang trong một sóng correction, và nó vừa đi xong sóng (A), đang trong sóng (B).

upload_2020-5-11_12-56-58.png


Bật Ichi lên và quan sát gần hơn ta thấy SP500 đang bật lên chạm vào Span A và cũng đang correct ở mức 0.618 của sóng (A).

upload_2020-5-11_13-6-8.png


Tuy nhiên, về mặt thời gian thì mình thấy có điều không hợp lý, đó là mặc dù xét về độ lớn thì đợt correction vừa rồi của SP500 đã đạt tầm khoảng 0.382 sóng (3), nhưng xét về mặt thời gian thì nó quá khập khiễng, do đó mình đang nghi ngờ rằng thậm chí sóng (A) còn chưa đi xong, và do đó cái đợt correction này nếu thực sự là sóng (4) thì thời gian của nó phải tính bằng năm chứ không phải bằng tuần như vậy. So sánh với VN-INDEX thì anh em sẽ thấy rằng VNI đã correct từ 2018 lận, tới giờ là đã chỉnh tầm khoảng 2 năm rồi đó. Có lẽ đây cũng là lý do mà cụ Warren Buffett vẫn ôm chặt tiền tử thủ chứ không bung lụa chơi xả láng như hồi 2008. Khả năng là cụ này có nghiên cứu Ichi và EWP he he :D
 
 
Một phương án nữa để đếm sóng Gold như hình. PA này thì mình thấy cũng khả thi hơn PA trên kia xét về mặt thời gian. Với sóng (2) dài và kiểu FLAT như này thì dự kiến sóng (4) sẽ là kiểu ZIGZAG, sẽ đơn giản và ngắn hơn sóng (2).

upload_2020-5-11_13-19-59.png
 
 
Còn giờ là lúc trả bài cho cụ G1 về SP500.
Tương tự, mình view nhanh tổng thể SP500 qua góc nhìn sóng EWP trước cho 5 thập kỷ vừa qua (1970-2020). Có vẻ như SP500 đang trong một sóng correction, và nó vừa đi xong sóng (A), đang trong sóng (B).

View attachment 147237

Bật Ichi lên và quan sát gần hơn ta thấy SP500 đang bật lên chạm vào Span A và cũng đang correct ở mức 0.618 của sóng (A).

View attachment 147240

Tuy nhiên, về mặt thời gian thì mình thấy có điều không hợp lý, đó là mặc dù xét về độ lớn thì đợt correction vừa rồi của SP500 đã đạt tầm khoảng 0.382 sóng (3), nhưng xét về mặt thời gian thì nó quá khập khiễng, do đó mình đang nghi ngờ rằng thậm chí sóng (A) còn chưa đi xong, và do đó cái đợt correction này nếu thực sự là sóng (4) thì thời gian của nó phải tính bằng năm chứ không phải bằng tuần như vậy. So sánh với VN-INDEX thì anh em sẽ thấy rằng VNI đã correct từ 2018 lận, tới giờ là đã chỉnh tầm khoảng 2 năm rồi đó. Có lẽ đây cũng là lý do mà cụ Warren Buffett vẫn ôm chặt tiền tử thủ chứ không bung lụa chơi xả láng như hồi 2008. Khả năng là cụ này có nghiên cứu Ichi và EWP he he :D

awww_tradingview_com_x_tFdTQi1v__.png

Gold e thấy đang sideway trên đỉnh, mây hiện tại dày, khoảng cách Senkou 1 và 2 khá lớn... senkou 2 đang phẳng. E cũng nghiêng về khả năng giá sẽ Break down hơn là lên trên. Đợt tăng từ 1460 lên 1700 khá gấp, đây không phải kiểu tăng bền vững, cần điều chỉnh để lấy đà lên tiếp. mục tiêu 1500-1600
Trên chart 1W thì trong sóng 3. từ cuối 2018 đến giờ, gold cứ khoảng 27 tuần lại tạo đỉnh, khá gần với con số cơ bản 26 của ichimoku.
awww_tradingview_com_x_SrV1E0mR__.png

SPX 500 e cũng nghĩ chưa tạo sóng A vì nó đi 1 lèo xuống, nhưng hiện tại điều chỉnh lên quá sâu nên e cũng chưa hiểu nó định đi kiểu gì tiếp. Hiện giá gần pivot năm, cây pinbar chạm đúng Pivot bị từ chối, nến tuần trước cũng không lên được qua fibo 0.618, khả năng sóng điều chỉnh đã tạo đỉnh tại 2973. Với tình hình kinh tế hiện nay mà SPX tạo đáy ở 21xx trong thời gian ngắn thế thì có vẻ không hợp lý lắm :rolleyes:
Bác cũng nghĩ thế thì em yên tâm mà gồng lệnh sell SPX :D thank bác hehe thỉnh thoảng bác rảnh thì làm vài bài phân tích cho anh em học hỏi:D
 
 
Hi Man,
Cố gắng nguyên cứu đến phần điểm yếu của hệ thống nhé.

Cố lên. Tôi ủng hộ Man.
 
 
không biết các bác có để ý không đường 65 của H1 gần bằng đường kijun của khung H4, đường 65 của H4 gần bằng đường tenkan của D1, đường 65 của D1 lại bằng đường kijun của W1. Nên khi dùng ichi tôi thường thêm đường 65 để có cảm nhận của giá ở khung lớn hơn.
 
 
View attachment 147275
Gold e thấy đang sideway trên đỉnh, mây hiện tại dày, khoảng cách Senkou 1 và 2 khá lớn... senkou 2 đang phẳng. E cũng nghiêng về khả năng giá sẽ Break down hơn là lên trên. Đợt tăng từ 1460 lên 1700 khá gấp, đây không phải kiểu tăng bền vững, cần điều chỉnh để lấy đà lên tiếp. mục tiêu 1500-1600
Trên chart 1W thì trong sóng 3. từ cuối 2018 đến giờ, gold cứ khoảng 27 tuần lại tạo đỉnh, khá gần với con số cơ bản 26 của ichimoku.
View attachment 147276
SPX 500 e cũng nghĩ chưa tạo sóng A vì nó đi 1 lèo xuống, nhưng hiện tại điều chỉnh lên quá sâu nên e cũng chưa hiểu nó định đi kiểu gì tiếp. Hiện giá gần pivot năm, cây pinbar chạm đúng Pivot bị từ chối, nến tuần trước cũng không lên được qua fibo 0.618, khả năng sóng điều chỉnh đã tạo đỉnh tại 2973. Với tình hình kinh tế hiện nay mà SPX tạo đáy ở 21xx trong thời gian ngắn thế thì có vẻ không hợp lý lắm :rolleyes:
Bác cũng nghĩ thế thì em yên tâm mà gồng lệnh sell SPX :D thank bác hehe thỉnh thoảng bác rảnh thì làm vài bài phân tích cho anh em học hỏi:D
Chả hiểu sao cái chart SP500 của mình lại không có volume, nên đành lấy tạm cái chart của DJ.

upload_2020-5-12_7-47-32.png


DJ đang test lại đỉnh với volume thấp cho thấy tình trạng No Demand. Strong hand đang cho thấy họ không mặn mà với việc tham gia vị thế Long ở khu vực này. Nếu thuộc phe short thì bây giờ mới là lúc nên quan sát chờ cơ hội để short. Cụ đã short rồi e rằng hơi sớm. Theo lý thuyết Wyckoff thì ta nên chờ 1 trong 2 trường hợp sau xảy ra để short:
1/ Xuất hiện nến upthrust vượt đỉnh cũ với khối lượng lớn, nhưng đóng cửa thấp hơn mở cửa.
2/ Xuất hiện nến đỏ thân dài sau nến No Demand với khối lượng thấp.
Vì thế vẫn có khả năng xuất hiện nến upthrust quét stop loss của các cụ đã short rồi nó mới chịu rụng.

P/S:
Ichimoku cho chúng ta cái nhìn về sự cân bằng, cho ta biết khả năng có xác suất xảy ra cao về hướng đi sắp tới của market, nhưng Wyckoff sẽ cho ta trigger để kéo cò. Cụ nên sử dụng thêm Wyckoff, sẽ tránh được nhiễu tốt hơn Ichimoku thuần túy, vì Wyckoff cho ta thấy bản chất dòng tiền lớn. DJ đi lên với volume giảm dần và nến có spread hẹp dần cho thấy sự thiếu vắng lực đẩy thực sự nằm phía sau, do đó khả năng rất cao nhịp lên này chỉ là nhịp correction trong 1 downtrend.
 
 
không biết các bác có để ý không đường 65 của H1 gần bằng đường kijun của khung H4, đường 65 của H4 gần bằng đường tenkan của D1, đường 65 của D1 lại bằng đường kijun của W1. Nên khi dùng ichi tôi thường thêm đường 65 để có cảm nhận của giá ở khung lớn hơn.
Đường 65 là đường MA 65 hả bác ?
Chả hiểu sao cái chart SP500 của mình lại không có volume, nên đành lấy tạm cái chart của DJ.

View attachment 147318

DJ đang test lại đỉnh với volume thấp cho thấy tình trạng No Demand. Strong hand đang cho thấy họ không mặn mà với việc tham gia vị thế Long ở khu vực này. Nếu thuộc phe short thì bây giờ mới là lúc nên quan sát chờ cơ hội để short. Cụ đã short rồi e rằng hơi sớm. Theo lý thuyết Wyckoff thì ta nên chờ 1 trong 2 trường hợp sau xảy ra để short:
1/ Xuất hiện nến upthrust vượt đỉnh cũ với khối lượng lớn, nhưng đóng cửa thấp hơn mở cửa.
2/ Xuất hiện nến đỏ thân dài sau nến No Demand với khối lượng thấp.
Vì thế vẫn có khả năng xuất hiện nến upthrust quét stop loss của các cụ đã short rồi nó mới chịu rụng.

P/S:
Ichimoku cho chúng ta cái nhìn về sự cân bằng, cho ta biết khả năng có xác suất xảy ra cao về hướng đi sắp tới của market, nhưng Wyckoff sẽ cho ta trigger để kéo cò. Cụ nên sử dụng thêm Wyckoff, sẽ tránh được nhiễu tốt hơn Ichimoku thuần túy, vì Wyckoff cho ta thấy bản chất dòng tiền lớn. DJ đi lên với volume giảm dần và nến có spread hẹp dần cho thấy sự thiếu vắng lực đẩy thực sự nằm phía sau, do đó khả năng rất cao nhịp lên này chỉ là nhịp correction trong 1 downtrend.
Ichi thiếu volume, e đang nghiên cứu thêm VSA để xác nhận điểm vào lệnh. Khi nào là BO, khi nào FB. Thường thì e chờ khi volume cạn ở cuối giai đoạn tích lũy - điều chỉnh, Sau đó chờ nến BO xác nhận kèm Vol. Còn nhiều thứ phải nghiên cứu quá cụ ạ :oops:
 
 
Thanks bác G1n.

Dạo này cũng đang có hứng thú với ichimoku. Lưu lại nghiên cứu sau :D

Căn bản nhìn indicator ichi đẹp, mây xanh mây đỏ nguy hiểm vs dễ xạo với lũ co-workers hơn :)))
 
 
Chả hiểu sao cái chart SP500 của mình lại không có volume, nên đành lấy tạm cái chart của DJ.

View attachment 147318

DJ đang test lại đỉnh với volume thấp cho thấy tình trạng No Demand. Strong hand đang cho thấy họ không mặn mà với việc tham gia vị thế Long ở khu vực này. Nếu thuộc phe short thì bây giờ mới là lúc nên quan sát chờ cơ hội để short. Cụ đã short rồi e rằng hơi sớm. Theo lý thuyết Wyckoff thì ta nên chờ 1 trong 2 trường hợp sau xảy ra để short:
1/ Xuất hiện nến upthrust vượt đỉnh cũ với khối lượng lớn, nhưng đóng cửa thấp hơn mở cửa.
2/ Xuất hiện nến đỏ thân dài sau nến No Demand với khối lượng thấp.
Vì thế vẫn có khả năng xuất hiện nến upthrust quét stop loss của các cụ đã short rồi nó mới chịu rụng.

P/S:
Ichimoku cho chúng ta cái nhìn về sự cân bằng, cho ta biết khả năng có xác suất xảy ra cao về hướng đi sắp tới của market, nhưng Wyckoff sẽ cho ta trigger để kéo cò. Cụ nên sử dụng thêm Wyckoff, sẽ tránh được nhiễu tốt hơn Ichimoku thuần túy, vì Wyckoff cho ta thấy bản chất dòng tiền lớn. DJ đi lên với volume giảm dần và nến có spread hẹp dần cho thấy sự thiếu vắng lực đẩy thực sự nằm phía sau, do đó khả năng rất cao nhịp lên này chỉ là nhịp correction trong 1 downtrend.
upload_2020-5-13_7-42-17.png


Cụ @g1nt4ma chắc đã có lãi với lệnh sell SP500 rồi nhỉ :D
Như đã kỳ vọng ngày hôm kia, hôm qua SP500 đã xuất hiện 1 nến đỏ thân dài với volume thấp (chả hiểu sao cái chart của mình lại không hiện volume, nên phải xem volume trên app) :eek: Cây nến này xác nhận lực cầu đã cạn và phe bò đã bị phe gấu áp đảo.
 
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,209 Xem / 65 Trả lời
  • Bianas trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 28,055 Xem / 12 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 470 Xem / 6 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 634 Xem / 5 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 241,180 Xem / 1,089 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên