Tiền mã hóa và lạm phát: Những điều cần biết

Tiền mã hóa và lạm phát: Những điều cần biết

Tiền mã hóa và lạm phát: Những điều cần biết

TraderViet Crypto

Editor
Trial mod
3,524
9,131

Tóm lược


  • Lạm phát được định nghĩa là tình trạng giảm giá trị của một loại đơn vị tiền tệ, chẳng hạn như đô la Mỹ, dẫn đến sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian.
  • Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu kiến thức cơ bản về lạm phát, vai trò của tiền mã hóa trong thời kỳ lạm phát và cách sử dụng các stablecoin như BUSD làm công cụ phòng vệ ổn định chống lạm phát.
upload_2021-12-5_16-16-15.png


Chắc hẳn bạn đã nghe trên internet rằng Bitcoin được thiết kế để chống lại lạm phát. Vậy lạm phát là gì? Lạm phát được định nghĩa là tình trạng giảm giá trị của một loại đơn vị tiền tệ, chẳng hạn như đô la Mỹ, dẫn đến sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Nói cách khác, nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát là do chính phủ in nhiều tiền hơn mức cần thiết và đó cũng là lý do tại sao ông bà ta luôn nói rằng mọi thứ trước đây rẻ hơn.

Gần đây, nhiều chuyên gia dự đoán tỷ lệ lạm phát sẽ tăng đáng kể vào năm 2020, khi chính phủ các nước trên toàn thế giới buộc phải bơm hàng nghìn tỷ đô la để giúp kích thích nền kinh tế trì trệ do đại dịch vi-rút corona gây ra. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát vẫn ổn định, dao động quanh mức 1,5% bất chấp việc in tiền do đại dịch gây ra. Nhưng giờ đây, khi các nền kinh tế đang mở cửa trở lại và mức chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên, các chính phủ phải đối mặt với một thách thức khó khăn phía trước.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/60097/

Lạm phát là tốt hay xấu đối với một nền kinh tế?


Theo nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes, trong một số trường hợp, lạm phát không phải là điều khủng khiếp mà thực tế có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế và tạo ra việc làm mới trong thời gian kinh tế suy thoái. Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát thấp sẽ kích thích chi tiêu, đầu tư và vay nợ—tất cả yếu tố cần thiết góp phần vào tăng trưởng kinh tế lành mạnh. Trái lại, khi tình trạng lạm phát vượt ngoài tầm kiểm soát sẽ dẫn đến siêu lạm phát, làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng một cách nhanh chóng trong khi mức lương vẫn giữ nguyên, sức mua tiền tệ giảm và chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ.

Tỷ lệ lạm phát cao làm xói mòn giá trị của số tiền tiết kiệm được, trong khi tỷ lệ lạm phát thấp làm trì trệ nền kinh tế nói chung. Ví dụ, công dân của các nền kinh tế siêu lạm phát như Argentina, Venezuela và Zimbabwe phải ưu tiên chi tiêu, nếu không giá cả tăng nhanh, khiến tiền trong tài khoản tiết kiệm của họ giảm giá trị.

Tiền mã hóa và vai trò của Bitcoin trong thời kỳ lạm phát


Do lạm phát là mối đe dọa thường xuyên đối với giá trị được lưu trữ bằng tiền pháp định, nên mọi người thường tự bảo vệ bằng cách đầu tư vào các tài sản giúp duy trì giá trị theo thời gian. Trong lịch sử, vàng được sử dụng như một công cụ phòng vệ chống lạm phát, nhưng hiện giờ tiền mã hóa đã trở thành công cụ thay thế phổ biến hơn trong những năm gần đây.

Phòng vệ chống lạm phát


Bitcoin về cơ bản là tài sản giảm phát, đó là lý do tại sao công dân của các quốc gia có đồng tiền pháp định không ổn định đang ngày càng sử dụng Bitcoin làm nơi lưu trữ giá trị để chống lại tình trạng siêu lạm phát, cũng như chi phí hàng hóa và dịch vụ hàng ngày tăng cao. Không giống như tiền pháp định, tiền mã hóa không thể bị thao túng ở mức độ tương tự bằng việc thay đổi lãi suất và tăng cường in tiền. Điều quan trọng nhất là nguồn cung của Bitcoin sẽ không bao giờ vượt quá mức 21 triệu, khiến đồng tiền này trở thành nơi lưu trữ giá trị hấp dẫn có khả năng chống lạm phát. Mặc dù Bitcoin đã trở nên phổ biến trong năm qua, nhưng bản chất biến động của thị trường tiền mã hóa vẫn tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi.

Sự biến động đáng ngờ của thị trường tiền mã hóa


Các nhà phê bình cho rằng lý do chính khiến lượng tiền của tổ chức tăng trên thị trường tiền mã hóa là do sự tăng giá chung của tiền mã hóa theo thời gian. Ví dụ: mặc dù bị sụt giảm mạnh từ mức cao kỷ lục gần đây xuống khoảng 30.000 USD vào tháng 7, Bitcoin vẫn tăng 2% trong năm. Vào tháng 8, mức tăng hàng năm đã lên tới 300%.

Tuy nhiên, sau khi giá Bitcoin giảm mạnh 45% vào tháng 5, nhiều nhà đầu tư đã quay trở lại với vàng, coi tiền mã hoá là một ngành chưa trưởng thành, chưa chứng minh được là loại tài sản ổn định cũng như là nơi lưu trữ giá trị an toàn. Bất kỳ tài sản nào được sử dụng làm nơi lưu trữ giá trị và công cụ phòng vệ chống lạm phát đều yêu cầu độ ổn định và độ tin cậy cao. Mặc dù không còn hỗ trợ đồng nội tệ, nhưng vàng đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực này xuyên suốt lịch sử. Trong khi đó, tiền mã hóa có quá nhiều biến động ngắn hạn, nên không mang lại cho nhà đầu tư niềm tin tương tự như đối với vàng.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/60084/

Giải pháp thay thế bằng stablecoin


Giá tiền mã hóa thường biến động đột ngột, đối với nhiều người, điều này làm cho tiền mã hóa trở thành nơi lưu trữ giá trị kém hấp dẫn. Mặc dù việc giá sụt giảm 30% trong vòng 24-48 giờ được coi là hiếm và nghiêm trọng tại các thị trường truyền thống như chứng khoán, thì đây lại là sự kiện tương đối phổ biến trên thị trường tiền mã hóa. Nếu băn khoăn về tính chất biến động của tiền mã hóa, bạn có thể cân nhắc sử dụng các stablecoin như BUSD, một stablecoin an toàn, tuân thủ quy định, được neo giá vào đồng USD theo tỷ lệ 1:1 do Paxos phát hành và Cơ quan Dịch vụ Tài chính New York (NYDFS) phê duyệt. Sau đây là cách stablecoin mang lại lợi ích cho người dùng ở các quốc gia siêu lạm phát:

Giao dịch thuận tiện


Giao dịch Ngoại hối và các loại tiền pháp định khác nhau là phương pháp phổ biến để chống lại lạm phát và stablecoin cung cấp cho bạn cách thức thuận tiện hơn để tham gia thị trường. Không giống như các thị trường tiền tệ truyền thống, bạn có thể mua stablecoin theo tỷ lệ 1:1 với USD bằng cách chuyển khoản ngân hàng và nếu đã xác minh KYC, bạn có thể nạp vào ví tiền mặt Binance bằng các loại tiền tệ khác, sau đó đổi sang BUSD. Bạn cũng có thể đổi và nhận các loại stablecoin khác như USDT, USDC, TUSD mà không mất phí.

Giao dịch hàng ngày


Công dân của các nền kinh tế siêu lạm phát thường phải đối mặt với một loại tiền pháp định dễ biến động. Stablecoin là giải pháp thay thế tuyệt vời do ngày càng có nhiều thương nhân và cửa hàng bắt đầu chấp nhận phương thức thanh toán bằng tiền mã hóa. Trên thực tế, các stablecoin được hỗ trợ bởi tiền pháp định như BUSD đang ngày càng trở nên phổ biến trên các thị trường kinh tế không ổn định.

Tổng kết


Lạm phát là khái niệm kinh tế phức tạp có thể tốt hoặc xấu, nhưng người ta thường cho rằng lạm phát là thảm họa khi tỷ lệ lạm phát trở nên quá cao và vượt ngoài tầm kiểm soát. Mặc dù tỷ lệ lạm phát vẫn ổn định trong năm ngoái do đại dịch Vi-rút corona kìm hãm các doanh nghiệp, nhưng dự kiến sẽ tăng trong tương lai gần khi mức chi tiêu tăng và nền kinh tế mở cửa.

Do đó, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào vàng, bất động sản và các tài sản khác để chống lại tình trạng lạm phát trong tương lai. Trong thập kỷ qua, Bitcoin và tiền mã hóa cũng đã chứng minh được vai trò của mình giống như những tài sản nói trên trong thời kỳ lạm phát.

 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 276 Xem / 1 Trả lời
  • ono trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 17,733 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,079 Xem / 41 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,877 Xem / 1,108 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên