Tôi nên mua loại tiền mã hoá nào ngoài Bitcoin?

Tôi nên mua loại tiền mã hoá nào ngoài Bitcoin?

Tôi nên mua loại tiền mã hoá nào ngoài Bitcoin?

TraderViet Crypto

Editor
Trial mod
3,517
9,125
Bitcoin đồng tiền mã hoá có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới, song, vẫn còn vô số các loại tiền mã hoá giàu tiềm năng ở ngoài thị trường mà có lẽ bạn chưa biết đến. Để có thể hiểu rõ về thế giới tiền mã hoá rộng lớn này và nắm bắt được đâu là những đồng tiền có tiềm năng đầu tư, hoàn toàn không hề dễ! Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm những loại tiền mã hoá khác nhau và cách sử dụng kiến thức này để chọn cho mình các loại altcoins phù hợp.

Từ thời điểm sơ khai của Bitcoin cách đây hơn khoảng một thập kỷ, hàng ngàn các loại tiền mã hoá tương tự cũng đã được ra đời và đồng thời biết đến với tên gọi chung là altcoins. Như hiện tại, trang thông tin về tiền mã hoá là CoinMarketCap đang theo dõi báo cáo với 8.350 đồng altcoins cùng có thể thêm hàng ngàn đồng khác trong tương lai.

Dĩ nhiên, sức ảnh hưởng của Bitcoin nói chung về mặt vốn hoá thị trường, lượng người dùng và độ phổ biến vẫn luôn nắm giữ vị trí đầu bảng, nhưng thị trường tiền mã hoá trên toàn cầu đã ngày một trưởng thành hơn không chỉ với vai trò là tài sản kỹ thuật số. Một số những altcoins hàng đầu khác đang tăng trưởng mạnh mẽ và ngày càng được phổ biến rộng khắp, đã và đang tác động thay đổi thế giới tài chính cùng nhiều lĩnh vực khác ngay khi bài viết này được thực hiện.

Trong một cộng đồng phát triển nhanh chóng như tiền mã hoá, luôn tồn tại vô số quan điểm trên việc chọn ra đâu là loại tiền mã hoá có thể thay thế Bitcoin và phù hợp để mua và đầu tư lâu dài. Và để giữ tính trung lập, chúng tôi sẽ tránh việc đưa ra những gợi ý quá cụ thể. Với bài viết về chủ đề nên mua tiền mã hoá nào ngoài Bitcoin, chúng tôi sẽ đưa những đặc điểm của từng loại altcoins, từ những thông tin này, người dùng có thể sử dụng để đưa ra những ước tính sơ bộ về những thị trường được xây dựng trên nền tảng của cách mạng tiền mã hoá trong những năm vừa qua.

Bằng cách thảo luận về các loại token tiền mã hoá cụ thể, chúng tôi muốn giúp những người mới tham gia vào tiền mã hoá có thể hiểu được vai trò của mỗi loại tiền mã hoá trong thị trường rộng lớn này. Cần lưu ý rằng các dự án tiền mã hoá phát triển rất nhanh và một số altcoin mà chúng ta nhắc đến trong mỗi danh mục dưới đây có thể thuộc một hoặc nhiều phân loại khác nhau.

Và điều cuối cùng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, bài viết thảo luận về những đồng altcoins dưới đây không được xem là một lời khuyên tài chính hay đầu tư chính thức.

upload_2021-12-29_10-40-7.png


Các nền tảng Blockchain


Chúng tôi bắt đầu với các dự án tiền mã hoá đã được xây dựng với mạng lưới blockchain riêng, để từ đó, các nhà phát triển có thể tạo ra các ứng dụng và giải pháp phi tập trung tương ứng. Hãy liên tưởng điều này là phiên bản tiền mã hoá của Windows, iOS, hoặc Android. Càng có nhiều chương trình được xây dựng trên những blockchains này, thì chúng càng có nhiều lợi thế hơn trong sự phát triển của tiền mã hoá nói chung.

Ethereum ( ETH) là nền tảng blockchain lớn nhất trên thế giới và là đơn vị tiền mã hoá lớn thứ hai sau Bitcoin. Cho đến nay, đã có hơn 280.000 token đã được phát hành trên mạng Ethereum dưới dạng token ERC-20 và hơn 40 token trong số này trở thành 100 loại tiền điện tử hàng đầu trên thế giới theo vốn hóa thị trường. Không chỉ vậy, vị trí thống trị của blockchain này đã đưa Ethereum đi đầu trong các bước đổi mới của tiền mã hoá, từ hàng nghìn dự án tiền mã hoá được khởi động trong sự bùng nổ của crypto trong năm 2017 đến phong trào DeFi (tài chính phi tập trung) vào năm 2020. Chúng ta sẽ thảo luận thêm về DeFi ở bên dưới, nhưng Ethereum chắc chắc là một cái tên không thể không nhắc đến trong đề tài này.

Tuy vậy, Ethereum không phải là nền tảng blockchain duy nhất đang tạo nên dấu ấn. Hiện tại, hai trong số các dự án được coi là đối thủ của Ethereum là Polkadot (DOT) và Cardano (ADA), là đơn vị tiền mã hoá lớn thứ tư và thứ sáu trên thế giới. Polkadot kết nối nhiều chuỗi chuyên biệt thành một mạng lưới chung, trong khi Cardano là một blockchain đa dụng và tự hào là phát minh dựa trên nghiên cứu học thuật.

Các dự án tiền mã hoá phổ biến khác thuộc danh mục này bao gồm Tezos (XTZ) , EOS (EOS) và Tron (TRON).

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/60680/

Thanh toán điện tử


Với những token hoạt động cho vai trò thanh toán điện tử, một mục đích sơ khởi nhất trong số phân loại của tiền mã hoá, có lẽ chỉ có một kỳ vọng lớn nhất đó là: thay thế các loại tiền pháp định, trở thành lựa chọn thanh toán tiêu chuẩn cho toàn cầu. Bitcoin hiện đang là đơn vị thành công nhất trong việc thực hiện mục tiêu này, nhưng trong suốt quá trình tồn tại của tiền mã hoá, một số loại đồng tiền đã được tạo ra với mục đích phụ trợ hoặc thay thế Bitcoin trong mục tiêu này.

Bitcoin Cash (BCH) là một trong những sản phẩm "con" của Bitcoin .Đây là loại điện mã hoá lớn nhất xuất hiện trong số ít nhất 105 lần sửa đổi Bitcoin hoặc hard fork trong suốt thập kỷ qua, Bitcoin Cash tách ra khỏi chuỗi khối Bitcoin vào năm 2017 và kể từ đó đã phát triển hệ thống tiền điện tử trực tiếp cho riêng mình. Một đơn vị thay thế Bitcoin khác là Litecoin (LTC), một loại altcoin được tạo ra trong 2011 với mục đích mang đến thanh toán nhanh chóng với chi phí thấp dành cho mọi người dùng trên toàn thế giới. Đồng altcoin này sử dụng một phiên bản khác biệt, linh hoạt hơn cơ chế blockchain được sử dụng cho Bitcoin.

Ngoài ra còn có các altcoin hoạt động với mục đích để thanh toán điện tử khác như Stellar Lumens (XLM) , XRP (XRP) và, đúng vậy, Dogecoin (DOGE) .

Token Tiện ích


Danh mục này giống như một phân mục riêng cho những loại tiền mã hoá được sử dụng trong các giải pháp xây dựng trên những nền tảng blockchain như Ethereum. Một trong số những loại token này đã được phát triển để xây dựng blockchain cho riêng mình và sở hữu nhiều chức năng như công cụ DeFi, token riêng cho blockchain và nhiều hơn nữa.

Là một token tiện ích, BNB (BNB)được nâng cấp từ một token sàn phục vụ mục đích thanh toán phí giao dịch trên sàn Binance, trở thành một loại tài sản đa dụng, có thể hoạt động như một token riêng của Binance Chain và Binance Smart Chain (BSC) cùng hơn một 100 ứng dụng khác nhau của mình. Tính ứng dụng linh động này đã đưa BNB lên vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng của các loại tiền mã hoá toàn cầu.

Một loại token tiện ích khác cũng cần được nhắc tên chính là Chainlink (LINK), một dịch vụ dự đoán phi tập trung có thể cung cấp dữ liệu bổ sung bên ngoài cho các hợp đồng thông minh trên Ethereum và các blockchain khác, bao gồm cả BSC. Nó hiện là loại tiền mã hoá thứ bảy trên thế giới và được nhìn nhận đóng vai trò cốt yếu trong DeFi

Các ví dụ khác về token tiện ích là Swipe (SXP), cung cấp năng lượng cho cổng tiền pháp định-mã hoá Swipe và Trust Wallet Token (TWT), token riêng của ứng dụng ví tiền mã hoá Trust Wallet.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/60616/

DeFi (Tài chính phi tập trung)


DeFi, lĩnh vực bùng nổ và được nhắc đến nhiều nhất trong 2020, hay còn được biết đến như vũ trụ của các dịch vụ tài chính được hỗ trợ bởi blockchain, giúp mọi người trên khắp thế giới có thể giao dịch, stake hoặc pool tài sản mà không cần bất kỳ đơn vị quản lý tập trung nào. Với vô số lợi ích mang lại như lợi suất cao và giao dịch tài sản trực tiếp (peer-to-peer) nhanh chóng, DeFi đã dần trở thành một lĩnh vực hấp dẫn để theo dõi trong thời gian sắp tới.

Các giải pháp DeFi đáng chú ý được xây dựng trên Ethereum bao gồm Uniswap (UNI) và SushiSwap (SUSHI) giúp tạo điều kiện cho việc trao đổi phi tập trung và pool nhiều tài sản kỹ thuật số, tương tự đó là Compound (COMP) , token cung cấp dịch vụ vay và cho vay tiền mã hoá. Về phía BSC, các giải pháp DeFi đáng chú ý bao gồm PancakeSwap (CAKE) , kết hợp các nhóm thanh khoản với cơ chế stake và Venus (XVS) , một nền tảng thị trường tiền tệ phi tập trung để cho phép vay tài sản kỹ thuật số và tạo ra stablecoin.

Stablecoins


Khi các sàn giao dịch tiền mã hoá xuất hiện vào đầu thập kỷ trước, nhu cầu về tiền mã hoá được gắn với các loại tiền pháp định như USD. Sự ra đời sớm của loại hình token này, hay còn được gọi là stablecoin, là USD Tether (USDT). Khi thị trường tiền mã hoá đã ngày một trưởng thành hơn, nhu cầu sử dụng stablecoins của người dùng ngày một phổ biến và nhiều stablecoins đã ra đời để ra đời với mục đích phát triển và bảo mật. Một ví dụ cho chúng là Binance USD (BUSD) , một stablecoin với tỷ lệ 1: 1 so với USD được Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York (NYDFS) phê duyệt và được phát hành với sự hợp tác của Paxos

Cùng với sự tăng trưởng của DeFi vào năm ngoái, nhu cầu cho các token gắn liền với những loại tiền mã hoá lớn như Bitcoin cũng ngày một tăng với mục đích sử dụng chủ yếu trên các sàn giao dịch DeFi và các pool thanh khoản. Một số ví dụ tiêu biểu là Bitcoin BEP2 (BTCB) và Wrapped Bitcoin (WBTC) .

Còn vô số các loại tiền mã hoá khác để bạn khám phá, hãy tự mình tìm hiểu thêm nhé!

 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 568 Xem / 47 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 228 Xem / 3 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,159 Xem / 111 Trả lời
  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 454 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 357 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 828 Xem / 20 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên