[PTCB từ Big bank] Nhìn lại diễn biến lạm phát tháng 1 của Mỹ - Ảnh hưởng và kỳ vọng là gì?

[PTCB từ Big bank] Nhìn lại diễn biến lạm phát tháng 1 của Mỹ - Ảnh hưởng và kỳ vọng là gì?

[PTCB từ Big bank] Nhìn lại diễn biến lạm phát tháng 1 của Mỹ - Ảnh hưởng và kỳ vọng là gì?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,139
29,827
Vừa qua là một phiên giao dịch biến động mạnh, nguyên nhân đến từ dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 của Hoa Kỳ cao hơn dự kiến, ở mức 7.5% so với cùng kỳ năm ngoái (dự kiến là 7.3%) và cao hơn so với 7.0% trước đó. Lạm phát giờ đây đã xảy ra trên diện rộng, đây là “gáo nước lạnh” cho quan điểm “lạm phát tạm thời” mà FED đã từng theo đuổi trước đây. Lạm phát hiện tại không chỉ do mặt hàng xe cũ gây ra - cái cớ thường thấy của các nhà phân tích thuộc phe bán. Theo quan điểm của Saxobank, một phần lớn của lạm phát là do cơ cấu. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) sẽ phải mất nhiều hơn một đợt tăng lãi suất ở mức 50 điểm cơ bản (0.5%) để đẩy lạm phát đi xuống. Kỳ vọng về chu kỳ tăng lãi suất sẽ rất tích cực trong ngắn hạn, và chúng tôi - Saxobank - không muốn đi theo quan điểm của ông Powell ở hiện tại.

Screen Shot 2022-02-11 at 14.41.42.png

Lạm phát Mỹ đã vượt mốc 7%​

Những động lực tạo ra lạm phát hiện tại


Trên cơ sở hàng năm, các yếu tố chính khiến lạm phát tăng cao không thay đổi:
  • ô tô đã qua sử dụng (+40.5%),
  • xăng (+40.0%),
  • tiện ích gas (+23.9%),
  • thịt / cá / trứng ( +12.2%),
  • ô tô mới (+12.2%) và,
  • điện (+10.7%).
Nếu loại trừ các thành phần dễ biến động (như năng lượng), lạm phát vẫn cao một cách khó chịu ở mức 6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức 5.5% trước đó. Điều này cho thấy một phần lớn lạm phát không phải là nhất thời mà mang tính cấu trúc (ví dụ như vòng xoáy giá cả tiền lương và các nút thắt trong chuỗi cung ứng). Sự gián đoạn chuỗi cung ứng có khả năng kéo dài hơn dự báo. Dòng tàu chờ ra vào khu phức hợp cảng Los Angeles và Long Beach vẫn tăng cao, chúng chiếm khoảng 40% tổng khối lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Sự tắc nghẽn có thể chỉ giảm bớt khi các tàu container mới xuất hiện trên thị trường, từ năm 2023 trở đi. Điều này có nghĩa là chi phí vận chuyển toàn cầu sẽ lại là vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp trong năm nay. Theo quan điểm của chúng tôi, giá nhà ở Hoa Kỳ là một rủi ro khác, nó đang bùng nổ. Dựa trên dữ liệu từ FED Atlanta, các hộ gia đình trung bình của Mỹ hiện cần một phần ba thu nhập của mình để trang trải các khoản thanh toán thế chấp cho những căn nhà có giá trung bình. Điều này có thể thúc đẩy sự bất mãn trong xã hội và chủ nghĩa dân túy trong cuộc bầu cử tiếp theo.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/60709/

Cảnh báo lạm phát cho người tiêu dùng Hoa Kỳ


Lạm phát cao liên tục đang triệt tiêu mức tăng của tiền lương, đặc biệt là đối với nhóm thu nhập thấp nhất. Điều này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP. Đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy lạm phát đang tác động lên sức mua và tiêu dùng, cụ thể, doanh số bán lẻ tháng 12 của Mỹ đã gây thất vọng - giảm 1.9% so với dự kiến mức tăng 0.1%. Sự sụt giảm một phần được gây ra bởi làn sóng Omicron nhưng cũng do mức giá cao đã khiến nhu cầu giảm. Chúng tôi đồng ý rằng một điểm dữ liệu không tạo nên xu hướng, nhưng nếu doanh số bán lẻ tiếp tục giảm (công bố vào 16/2) thì sẽ là lúc cần bắt đầu lo lắng về sức mua của người tiêu dùng Mỹ và về việc điều chỉnh dự báo giảm GDP cho năm 2022.

inflation 02.jpeg

Kỳ vọng điều gì sau dữ liệu lạm phát?


Thị trường lãi suất tương lai hiện định giá 50% khả năng tăng lãi suất 0.5% vào tháng 3, tăng mạnh từ mức 30% trước thời điểm công bố dữ liệu CPI. Nếu xác suất tăng cao hơn trong những tuần tới, sẽ rất phức tạp nếu FED không đáp ứng kỳ vọng thị trường. Kỳ vọng việc công bố chỉ số giá sản xuất tháng 1 (PPI) vào tuần tới sẽ tạo một động lực mạnh mẽ khác để FED hành động nhanh và mạnh hơn tại cuộc họp tháng 3 bởi khả năng áp lực lạm phát giảm bớt trong ngắn hạn là khá thấp. Chúng tôi kỳ vọng CPI sẽ tăng lên 8% trong tháng Hai hoặc tháng Ba, và FED khả năng cao là đã quá tự mãn về đánh giá của họ trước diễn biến lạm phát - họ không thể chờ đợi lâu hơn để kiềm chế nó.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/53555/

Nếu FED không đạt được kỳ vọng, rủi ro trước mắt là các điều kiện tài chính sẽ bị thắt chặt nhanh hơn. Đây sẽ là một cơn ác mộng đối với FED, hiện thị trường đang dự báo rằng FED sẽ thắt chặt nhanh hơn BoE từ nay đến tháng 9 tới. Cho đến nay, BoE được coi là ngân hàng trung ương năng nổ nhất - trong việc thắt chặt chính sách - trong nhóm các nước phát triển, và đây cũng là một áp lực cho FED. Bình thường hoá chính sách có nghĩa là sẽ có biến động nhiều hơn và chi phí tài chính cao hơn, nhưng không phải tất cả những người tham gia thị trường đều sẵn sàng cho điều đó.

Screen Shot 2022-02-11 at 11.59.30.png

CPI của Hoa Kỳ, chỉ số giá sản xuất ISM và thước đo giá hàng hóa - Nguồn: Viện Kinh tế Quốc tế Hamburg, Saxobank

Bất chấp sự sụt giảm gần đây của ISM sản suất, có một số yếu tố khác đã đẩy lạm phát lên cao hơn, giá cả hàng hoá là một trong số đó, điều này được giải thích là do nhu cầu tăng cao liên tục và thiếu những đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho việc khai thác mới. Các yếu tố khác đẩy lạm phát Mỹ lên cao còn là “vòng xoáy tiền lương”, giá nhà…

Nguồn: Saxobank - Tác giả: Christopher Dembik
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 491 Xem / 2 Trả lời
  • ono trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 17,798 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,205 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên