Tiêu điểm phiên Mỹ 11/04: Động lực đến từ đâu?

Tiêu điểm phiên Mỹ 11/04: Động lực đến từ đâu?

Tiêu điểm phiên Mỹ 11/04: Động lực đến từ đâu?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,161
29,866
Phiên Mỹ đầu tuần không có các điểm nóng dữ liệu đáng chú ý, tuy nhiên mức độ biến động hiện tại là không thấp, và có thể nó sẽ được đẩy lên cao hơn nữa trong phiên Mỹ, anh em chú ý nhé! Dưới đây là một số diễn biến mới mà anh em nên cập nhật.

USD, EUR đều có các động lực thúc đẩy riêng


Đồng USD tăng cao hơn vào đầu phiên Âu Thứ hai, được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục tăng mạnh, trong khi đồng euro cũng nhận được sự hỗ trợ từ việc Tổng thống Emmanuel Macron đang có lợi thế sau vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Pháp.

Vào lúc 14:55 giờ Hà Nội, chỉ số US Dollar Index, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, giao dịch cao hơn 0.2% ở mức 99.987, củng cố sức mạnh sau khi tăng 1% trong tuần trước.

USD đã được hỗ trợ từ việc FED thể hiện sự hawkish, báo hiệu về nhiều đợt tăng lãi suất khác sau mức tăng 0.25% trong cuộc họp vào tháng 3. Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard, người theo phe diều hâu tại FED, đã tuyên bố vào cuối tuần trước rằng FED cần tăng lãi suất quỹ liên bang thêm 3 phần trăm vào cuối năm nay.

FED 05.jpeg


Lợi suất chuẩn kỳ hạn 10 năm của trái phiếu Mỹ (UST) đã tăng trở lại vào thứ Hai, thêm bảy điểm cơ bản nữa lên mức 2.77%, khi các nhà giao dịch định giá cho sự thay đổi này.

Các nhà phân tích tại ING cho biết: “Sẽ có rất ít NHTW có thể theo kịp tốc độ thắt chặt của FED trong năm nay, và đồng USD sẽ tiếp tục có lợi thế, đặc biệt là so với đồng yên Nhật và đồng euro có lợi suất thấp.”

USDJPY đã bật tăng 0.8% lên mức 125.36 sau khi JPY chịu sức ép do BoJ giữ lãi suất gần bằng 0, trái ngược với lập trường của Fed.

Tuy nhiên, tỷ giá EURUSD đã tăng cao hơn lên 1.0880 bất chấp sức mạnh của đồng USD, do đồng tiền chung nhận được hỗ trợ từ kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng đầu tiên, với việc ông Emmanuel Macron là người có số phiếu cao nhất.

Ông Macron sẽ đối đầu với “kẻ thách thức” cực hữu Marine Le Pen vào ngày 24 tháng 4 ở vòng tiếp theo. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy cuộc đua sẽ gay go khi mà khoảng cách là không lớn. Nhưng khởi đầu mạnh mẽ của Macron đã mang lại một số niềm tin cho các nhà đầu tư vốn đang cảnh giác với chủ nghĩa bảo hộ từ bà Le Pen, ngay cả khi bà không còn ủng hộ việc ngừng bài xích đồng euro.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/56460/

BoJ giảm dự báo, đồng JPY chịu áp lực


Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hôm thứ Hai đã cắt giảm đánh giá của mình đối với hầu hết các lĩnh vực kinh tế trong nước, và Thống đốc BoJ cảnh báo về "sự không chắc chắn rất cao" do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Ukraine, nhấn mạnh rủi ro gia tăng đối với sự phục hồi kinh tế.

Việc hạ cấp dự bào này đã làm nổi bật sự lo ngại ngày càng tăng của các nhà hoạch định chính sách về “nỗi đau” do chi phí hàng hóa tăng cao và làm tăng khả năng NHTW sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng trong các dự báo mới trong tháng này.

Trong một báo cáo hàng quý phân tích nền kinh tế Nhật, BoJ đã đưa ra một quan điểm ảm đạm hơn so với tháng 1 đối với 8 / 9 lĩnh vực.

Screen Shot 2022-04-11 at 16.18.40.png


Các nhà phân tích nói rằng chi phí nguyên liệu thô gia tăng do chiến tranh ở Ukraine đang “bóp chết” lợi nhuận doanh nghiệp và đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, làm dấy lên lo ngại về sự hồi phục của kinh tế Nhật và gây thêm áp lực lên JPY, đồng tiền đang có hiệu suất cực kỳ kém.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/21543/

Dầu chịu nhiều áp lực giảm giá


Giá dầu giảm vào đầu tuần do kế hoạch giải phóng khối lượng kỷ lục của các kho dự trữ chiến lược và việc phong toả hoạt động tại Trung Quốc, nền kinh tế số 2 thế giới.

Dầu thô Brent giao tháng 6 giảm 2.1%, ở mức 100.66 USD / thùng lúc 14:56 giờ Hà Nội. Trong khi dầu WTI giảm 2.3%, xuống 96.05 USD/ thùng.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết: “Việc giải phóng dự trữ dầu chiến lược của các chính phủ sẽ giảm bớt căng thẳng của thị trường và hạn chế đà tăng giá trong ngắn hạn.” Họ cũng hạ dự báo giá dầu Brent trong tháng 6 xuống mức 115 USD/ thùng.

Các quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ giải phóng 60 triệu thùng trong sáu tháng tới, với Hoa Kỳ sẽ xuất xả kho kỷ lục ở mức 180 triệu thùng.

opec 02.png


Các nhà phân tích của JP Morgan cho biết, việc giải phóng khối lượng Dự trữ Dầu chiến lược (SPR) tương đương 1.3 triệu thùng/ ngày trong sáu tháng tới đủ để bù đắp sự thiếu hụt 1 triệu thùng/ ngày do sự gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Thị trường cũng đang theo dõi những diễn biến ở Trung Quốc, nơi các nhà chức trách đã phong toả Thượng Hải, thành phố 26 triệu dân, theo chính sách "không khoan nhượng" đối với COVID-19. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và điều này khiến lo ngại nhu cầu sụt giảm, khiến giá dầu vơi bớt áp lực tăng giá.

Tại Hoa Kỳ, các công ty năng lượng tuần trước đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tuần thứ ba liên tiếp khi Washington tìm cách tăng sản lượng để giúp các đồng minh “cai nghiện” dầu khí của Nga.

-----
Anh em quan tâm đến chủ đề PTCB ghé qua nhớ ủng hộ để mình có động lực tiếp tục thể loại này nhé! Cảm ơn anh em nhiều! ;)

Tham khảo: Investing và những nguồn khác
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 12 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 25,486 Xem / 97 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 62 Xem / 1 Trả lời
  • não ngắn trong Chuyện bên lề 83,244 Xem / 201 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 18 Trả lời
  • BlackBlues trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 624,459 Xem / 3,586 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên