Cùng tìm hiểu về HĐTL Đường trên thị trường hàng hóa phái sinh

Cùng tìm hiểu về HĐTL Đường trên thị trường hàng hóa phái sinh

Cùng tìm hiểu về HĐTL Đường trên thị trường hàng hóa phái sinh
414
926
*** Bài viết do Saigon Futures gửi cho TraderViet ***
-----​

Đường là một loại nguyên liệu, gia vị quen thuộc của tất cả mọi người, được sử dụng trực tiếp trong cuộc sống hằng ngày. Đường còn là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp thực phẩm. Giá trị dinh dưỡng trong đường là điều không thể phủ nhận. Không những thế, nó còn mang lại giá trị kinh tế cho người trồng. Để tìm hiểu kỹ hơn về điều đó. Hôm nay, mời các bạn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!

Tình hình phát triển sản xuất và kinh doanh đường


Nơi trồng trọt


Đường (Đường ăn) là một hợp chất hoá học ở dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử Cacbohydrat. Đường được tìm thấy trong các mô của hầu hết các loại thực vật. Mật ong và trái cây là nguồn đường dồi dào. Đặc biệt sucrose trong mía, củ cải đường và thốt nốt là nguồn chiết xuất đường tinh luyện thương mại chủ yếu hiện nay.

Có khoảng hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trồng mía đường, sản xuất khoảng 1.324 triệu tấn. Brazil là nước đứng đầu trong trồng mía đường, đứng thứ hai là Ấn Độ. Tại Việt Nam, miền Trung là vùng trồng mía đường chủ yếu của nước ta.

Củ cải đường được trồng chủ yếu ở miền ôn đới và cận nhiệt, nơi có đất đen và đất phù sa giàu dinh dưỡng. Top 5 các quốc gia sản xuất củ cải đường nhiều nhất trên thế giới bao gồm:
  • Nga
  • Mỹ
  • Đức
  • Pháp
  • Thổ Nhĩ Kỳ
upload_2022-4-15_18-49-6.png

Hình 1: Đường​

Tổng sản lượng củ cải đường trên thế giới vào năm 2020 ước tính là 246 triệu tấn.

Thốt nốt có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, thốt nốt được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh

Những thông tin trên có thể thấy rằng nguồn tài nguyên đường rất phong phú và đa dạng.

Sản lượng


Trong giai đoạn năm 2019-2020, tổng sản lượng đường trên thế giới là 166.18 triệu tấn.

Dưới đây là top 5 những nước sản xuất đường trên thế giới:
  • Brazil: Vượt qua Ấn Độ, Brazil vươn lên trở thành quốc gia sản xuất đường nhiều nhất trên thế giới (29.93 triệu tấn). Tổng cục Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng đường của Brazil sẽ tăng lên hơn 40% vào giai đoạn 2020-2021.
  • Ấn Độ: Sản xuất khoảng 28.9 triệu tấn, đóng góp khoảng 17% tổng sản lượng đường thế giới.
  • Liên minh châu Âu: Sản xuất khoảng 17,25 triệu tấn.
  • Trung Quốc: Sản xuất khoảng 10.2 triệu tấn
  • Thái Lan: Mía là một trong những cây công nghiệp chủ yếu của Thái Lan, Thái Lan sản xuất khoảng 8.25 triệu tấn đường giai đoạn 2019-2020

Khả năng thu hoạch


Thời gian thu hoạch mía đường và củ cải đường là khác nhau. Thông thường sau khoảng từ 12 đến 16 tháng trồng là có thể thu hoạch được. Mía được thu hoạch thủ công và vận chuyển bằng máy và vận chuyển đến nhà máy ép trong vòng 16 tiếng để tránh đường trong mía bị giảm chất lượng.

Thời gian thu hoạch củ cải đường từ khoảng 5 đến 6 tháng sau trồng.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/60608/

Ứng dụng của đường


Đường có vị ngọt, là một loại thức ăn, gia vị cơ bản mà hầu như không thể nào thiếu trong các bữa ăn. Đường cung cấp nhiều chất xơ, chống oxy hoá, vitamin, chất khoáng và hydrat hoá khi được tiêu thụ.

Đường là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các loại kẹo, mứt, bánh và các loại bánh tráng miệng. Sử dụng quá nhiều đường có thể gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ, nên chú ý sử dụng vừa phải.

upload_2022-4-15_18-49-17.png

Hình 2: Sản phẩm từ đường​

Tình hình xuất nhập khẩu


Xuất khẩu


Tổng sản lượng xuất khẩu đường trên thế giới là 65,959. Trong đó, Brazil đứng vững là nước xuất khẩu đường nhiều nhất trên thế giới, năm 2021-2022 là 29,17 triệu tấn. Tiếp theo là Thái Lan với 10,445 triệu tấn, Ấn Độ với 6 triệu tấn, Úc với 3,535 triệu tấn, Mexico với 1,615 triệu tấn.

upload_2022-4-15_18-49-27.png

Hình 3: Biểu đồ tình hình xuất khẩu đường​

Nhập khẩu


Mặc dù là một trong những nước sản xuất đường nhiều nhất trên thế giới nhưng do nhu cầu tiêu thụ đường cao nên các nước như Trung Quốc, Indonesia, Mỹ,..phải nhập khẩu lượng đường lớn hàng năm.

Theo số liệu thống kê của tổng cục Nông nghiệp Hoa kỳ USSD năm 2021-2022 tổng sản lượng nhập khẩu của các nước trên thế giới là 54,226. Trong đó, Trung Quốc (5 triệu tấn); Indonesia (4,8 triệu tấn); Mỹ (2,762 triệu tấn); Algeria (2,402 triệu tấn); Bangladesh (2,36 triệu tấn).

upload_2022-4-15_18-49-37.png

Hình 4: Biểu đồ nhập khẩu đường​

Hợp đồng tương lai đường là gì?


Mối quan hệ giữa giá đường và giá hợp đồng tương lai đường trên sàn giao dịch


Hợp đồng tương lai đường là hợp đồng mà tại đó nông dân sẽ định giá trước một khối lượng hàng hoá, định giá sẽ được thực hiện tại thời điểm ký hợp đồng, việc vận chuyển sẽ được thực hiện ở một thời điểm trong tương lai.

Giá đường thô sẽ ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả của đường trên thị trường giao dịch hàng hoá phái sinh.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/62868/

Chức năng của Hợp đồng tương lai đường


Đối với nông dân


Đầu tư giao dịch hàng hoá phái sinh đường sẽ giúp nông dân có thể an tâm sản xuất, không lo giá cả sẽ bị mất giá hoặc bị ép giá khi đến mùa thu hoạch. Nông dân chỉ cần yên tâm thực hiện tăng gia sản xuất.

Đây là công cụ giảm thiểu rủi ro về giá cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất.

Đối với doanh nghiệp sản xuất


Giảm thiểu được chi phí như kho bãi, thất thoát, thâm hụt trong quá trình lưu trữ, vận chuyển hàng hoá vì khi thực hiện giao dịch hàng hoá phái sinh tất cả sẽ được thực hiện thông qua hợp đồng.

Đối với NĐT thực hiện giao dịch


Hợp đồng tương lai đường giúp NĐT có thêm được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả hàng hoá nếu NĐT có thể đoán đúng và chính xác được xu hướng tương lai của hàng hoá

Chi tiết hợp đồng tương lai đường



upload_2022-4-15_18-49-51.png

Hình 5: Chi tiết hợp đồng tương lai đường​

Có nên đầu tư giao dịch hàng hoá đường?


Ngày 30/4/2021, Sở Giao dịch Hàng hoá MXV chính thức cấp phép giao dịch hàng hoá đường, liên thông với sở giao dịch ICE EU.

Đường là gia vị và là nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp vừa và nhẹ. Giá của đường có thể nói là ổn định so với giá của các loại nông sản khác.

Đầu tư giao dịch hàng hoá phái sinh là một kênh đầu tư mang lại giá trị và lợi nhuận cao cho cả người mua và người bán. Không chỉ mang lại lợi nhuận như một kênh đầu cơ, hàng hóa phái sinh còn là công cụ phòng hộ rủi ro hiệu quả dành cho các doanh nghiệp kinh doanh đường và các mặt hàng sản xuất từ đường.

Được bảo hộ và quản lý bởi Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam và Bộ Công thương, vì thế đây là kênh đầu tư an toàn, minh bạch và có tính pháp lý rõ ràng. Nhà đầu tư vì thế mà cũng có thể an tâm thực hiện đầu tư mà không sợ bị lừa gạt.

Qua những thông tin được phân tích trên, hy vọng mọi người có được câu trả lời cho riêng mình. Nếu đã muốn tham gia vào thị trường này thì các nhà đầu tư nên cân nhắc chọn lọc thông tin kỹ càng vì đây là một thị trường tiềm năng cũng tràn đầy những rủi ro.

—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên