Cùng tìm hiểu về HĐTL Bông trên thị trường hàng hóa phái sinh

Cùng tìm hiểu về HĐTL Bông trên thị trường hàng hóa phái sinh

Cùng tìm hiểu về HĐTL Bông trên thị trường hàng hóa phái sinh
414
926
*** Bài viết do Saigon Futures gửi cho TraderViet ***
-----​

Khi nhắc đến các hàng hóa lưu thông trong thị trường hàng hóa phái sinh, người ta thường nhớ đến những cái sản phẩm có tính thanh khoản cao như: dầu thô, cà phê…Trong đó không thể không kể đến bông (cotton), vì đây được xem là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra sợi vải trong ngành công nghiệp dệt may

upload_2022-4-20_18-30-39.png


Bông là gì?


Bông là cụm từ quen thuộc lưu hành trong ngành công nghệ dệt may, dùng để chỉ những sợi vải cotton nguyên chất. Người ta sản xuất ra bông từ quả cây bông vải, nên chúng rất thân thiện với môi trường. Thông thường để đưa bông tham gia vào quá trình sản xuất may mặc, người nông dân sẽ xử lý thêm một số hóa chất tăng độ bền, chống hút ẩm mùi cho vải.

Bông được sản xuất và xuất khẩu như thế nào?


Ban đầu, cây bông có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới như: châu Mỹ, Mỹ La Tinh, Ấn Độ và Ai Cập. Sau một thời gian phát triển và tiến hóa từ các công nghệ kỹ thuật trồng trọt, những giống bông hiếm, hoang dã còn được phát hiện ở Mexico, châu Úc và châu Phi.

Bông sau khi được thu hoạch sẽ được tách thành từng chùm nhỏ để đưa qua máy chải thô. Máy chải có nhiệm vụ loại bỏ những quả bông không đủ tiêu chuẩn. Sau đó, những quả bông chọn lọc được kéo thành từng sợi cúi (xơ) và đựng trong các thùng lớn.

Trải qua quá trình nói trên, người nông dân thực hiện đưa xơ bông vào lò nấu bằng hơi, lọc đi lọc lại nhiều lần, nhằm loại bỏ đi những tạp chất như: pectin, đường, axit hữu cơ, hợp chất chứa nitơ, sản phẩm cuối cùng cho công đoạn này là xơ bông tinh chế.

Lúc này, xơ bông tinh chế có dạng lỏng và được tiến hành hòa tan một số dung dịch hóa học đặc biệt trong ngành. Chất lỏng sệt được đưa vào máy kéo sợi, dần dần hình thành sợi bông (nguyên liệu đầu vào sản xuất vải cotton).

upload_2022-4-20_18-31-14.png


10 nước trồng bông nhiều nhất thế giới:

  • Ấn Độ
  • Trung Quốc
  • Mỹ
  • Pakistan
  • Brazil
  • Úc
  • Turkey
  • Uzbekistan
  • Mexico
  • Burkina Faso
Để có thể xuất khẩu bông trên thị trường quốc tế, người sản xuất phải đảm bảo thực hiện theo đúng những tiêu chuẩn xuất khẩu bông (cotton) trên thế giới, tránh trường hợp kém chất lượng.

Hiện nay, sản lượng bông đang dần trở nên khan hiếm trên tổng lượng dự trữ toàn cầu, vì thế tình hình xuất khẩu bông luôn sôi nổi và giá xu hướng tăng. Theo báo cáo của tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam là nước nhập khẩu bông nhiều nhất, đứng thứ ba thế giới, bởi đây chính là nguồn nguyên liệu chính cho ngành may mặc tại Việt Nam. Báo cáo từ Tổng Cục hải quan Việt Nam, năm 2019, tổng lượng kim ngạch nhập khẩu bông (cotton) nguyên liệu nước ta từ các quốc gia châu Phi đạt 203,5 triệu USD.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/60608/

Hợp đồng tương lai bông là gì?


Khi thực hiện mua/bán bông trên thị trường hàng hóa phái sinh, cotton sẽ được thể hiện dưới dạng một hợp đồng tương lai. Những nhà đầu tư sẽ dựa vào sự chênh lệch từ giao dịch những hợp đồng tương lai này, phát sinh lợi nhuận.

Hợp đồng tương lai bông được niêm yết trên sàn ICE-US, có thời gian hoạt động từ 8:00 đến 01:20 hôm sau.

Giá bông ảnh hưởng như thế nào đến hợp đồng tương lai bông?


upload_2022-4-20_18-31-53.png


Trên thực tế giá bông tăng/giảm trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến biến động hợp đồng tương lai bông. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá bông, nhưng phổ biến nhất phải kể đến những yếu tố sau:

Cung - cầu thị trường


Khị thị trường càng có nhu cầu may mặc, thì cầu bông (cotton) trên thị trường sẽ có xu hướng tăng, nhưng khi lượng cầu tăng quá cao mà nguồn cung lại không thể đáp ứng hoặc cạn kiệt nguồn dự trữ sản lượng thế giới, dẫn đến giá bông tăng cao. Ngược lại nếu lượng cung bông trên thị trường quá nhiều, nhưng các doanh nghiệp lại không nhu cầu sản xuất, giá bông giảm.

Thời tiết


Do bông là một sản phẩm nông sản, nên cũng bị tác động rất nhiều bởi yếu thời tiết. Thời tiết khắc nghiệt: lũ lụt, hạn hán…sẽ khiến cho quy trình trồng trọt trở nên khó khăn, giảm năng suất trồng trọt và chất lượng quả bông. Từ đây nguồn cung bông trên thị trường trở nên khan hiếm và tăng giá.

Giá dầu


Để có thể sản xuất ra sản lượng bông đáp ứng kịp thời cho ngành công nghiệp dệt may, đòi hỏi người nông dân phải biết áp dụng các phương tiện kỹ thuật vào trong sản xuất. Những loại máy móc này được vận hành dựa trên nguồn nhiên liệu dầu thô, nên khi giá dầu thô có nhiều biến động trên thị trường dẫn đến giá bông thay đổi.

Đồng đô la


Tất cả hàng hóa lưu thông trên thị trường quốc tế đều được định danh bằng đồng đô la Mỹ, chính vì thế mà khi đồng đô la có biến động trên thị trường ngoại hối (Forex), tác động trực tiếp đến giá trị sản phẩm bông.

>> Xem thêm: https://traderviet.org/t/64660/

Chức năng của hợp đồng tương lai bông


Đối với người nông dân


Hợp đồng tương lai bông ra đời giúp bảo hiểm những rủi ro về giá cho người nông dân trên thị trường hàng hóa phái sinh. Họ sẽ không phụ thuộc vào những biến động giá trên thị trường, vì theo quy định của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (viết tắt MXV) hợp đồng tương lai sẽ được ấn định về giá mua và thời gian giao dịch trong thời điểm ký kết hợp đồng. Dù cho giá bông có xu hướng giảm thế nào, thì người nông dân vẫn không bị thiệt hại về giá hàng hóa.

Đối với doanh nghiệp, NĐT


Đa phần những giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa phái sinh đều được mua/bán thông qua phần mềm giao dịch điện tử tương tự như chứng khoán, nên NĐT và doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được những chi phí phát sinh như: kho bãi, lưu trữ…từ đó mà tối đa hóa lợi nhuận đầu tư.

Chi tiết hợp đồng tương lai bông


upload_2022-4-20_18-32-59.png


Hy vọng những kiến thức về “Hợp đồng tương lai Bông” sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái quát về thị trường hàng hóa phái sinh nói chung, hàng hóa cotton nói riêng.

—————————————
Saigon Futures là Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2020 chuyên tư vấn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, bảo hiểm rủi ro hàng hóa, và giao dịch hàng thật
upload_2021-12-15_20-1-35-png.252811

- Website: https:// saigonfutures.com
- Facebook: https:// www.facebook.com/tuvanhanghoaphaisinhSaigonFutures
- Hotline: 02866860068​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 2 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,619 Xem / 1,105 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 377 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 760 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 319 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 623 Xem / 14 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên