Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo mới qua mạng internet, mạng xã hội

Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo mới qua mạng internet, mạng xã hội

Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo mới qua mạng internet, mạng xã hội

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,562
34,889
Dù đã được cơ quan chức năng phát cảnh báo liên tục nhưng nhiều người vẫn trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo hết sức tinh vi, đặc biệt là hình thức lừa đảo qua mạng internet.

1.Làm cộng tác viên (CTV) cho các sàn thương mại điện tử (TMĐT)


Đây hiện là hình thức mới và phổ biến nhất mà các đối tượng lừa đảo dùng để dụ dỗ nạn nhân. Các đối tượng này thường tự xưng là nhân viên, tư vấn viên, giám đốc marketing…của các sàn TMĐT như shopee, lazada, tiki…để tuyển hàng loạt CTV mua hàng online nhằm mục đích quảng bá hình ảnh, kích cầu mua sắm.

Để tuyển CTV online, các đối tượng không chỉ lập nick facebook, zalo giả mà còn dùng tin nhắn SMS để tiếp cận với nhiều người hơn.

Screen Shot 2022-05-06 at 15.37.04.png

Các đối tượng sử dụng nick facebook ảo để tuyển số lượng lớn CTV bán hàng online

Trên thực tế, có rất nhiều người trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo kiểu mới này, từ vài triệu cho đến hàng tỷ đồng do chiêu trò “việc nhẹ lương cao”. Tuy vậy, rất ít nạn nhân có thể lấy lại được tiền do chúng hoạt động theo đường dây, sử dụng số tài khoản ảo, cung cấp thông tin sai.

2. Đầu tư tài chính trên app chứng khoán


Các đối tượng mời người dùng tải app, sau đó hướng dẫn đăng ký cùng với mức hoa hồng hấp dẫn mà người chơi có thể nhận được. Theo đó, người chơi sẽ đầu tư vào các app chứng khoán, tài chính; đầu tư càng nhiều thì lợi nhuận càng cao.

Sau vài lần đầu tư, người chơi đã có thể nhận về mức hoa hồng hấp dẫn, đủ để họ tiếp tục đầu tư khoản tiền lớn hơn. Khi người chơi đã nạp đủ số tiền mà các đối tượng mong muốn, chúng sẽ tạo 1 biểu đồ chứng khoán ảo, để cổ phiếu của người chơi dần lao dốc xuống đế mức 0 đồng. Khi đó người chơi sẽ mất trắng toàn bộ tiền đầu tư.

Ngoài ra, các đối tượng còn tạo dựng các website đầu tư tài chính, thương mại điện tử, đầu tư ngoại hối (như Substrate.com, Bigbuy24h, Binomo, Coolcat…) lôi kéo người dân tham gia. Tất cả tiền đầu tư sẽ quy thành tiền ảo theo từng hệ thống. Để lấy được hàng trăm triệu đồng của nạn nhân, các đối tượng sẽ lấy lý do lỗi hệ thống để yêu cầu người chơi nạp thêm tiền.

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/65039/

3. Hình thức lừa đảo qua mô hình trò chơi và chép link


Thủ đoạn của các đối tượng là mời gọi người chơi đăng ký tài khoản sẽ được thưởng hoa hồng. Hình thức này không cần vốn, không phải cọc nên nhiều người thường bị “sa bẫy”. Nạn nhân chỉ cần mời một người chơi mới cho 1 game hoặc 1 app bất kỳ, nạn nhân sẽ được tiền.

xem chart.jpeg


Tuy nhiên, chỉ một số ít app chạy bộ hoặc ngân hàng mới được rút tiền. Hầu hết các app game , app cộng đồng,...đều không rút được tiền và tài khoản luôn ở chế độ chờ duyệt. Không chỉ dừng lại ở đó, một số app còn yêu cầu người chơi nạp tiền vào mới rút được tiền. Vì vậy, nạn nhân không chỉ mất tiền mà còn tốn công sức để tìm người chơi.

4. Vay tiền thủ tục nhanh gọn


Nạn nhân của hình thức lừa đảo này thường là những người đang cần vốn hoặc nợ xấu, kẹt tiền. Thủ đoạn của các đối tượng là mời chào nạn nhân vay vốn với nhiều ưu đãi như cam kết hỗ trợ ngay cả trường hợp đang có nợ xấu, thủ tục đơn giản không qua thẩm định, giải ngân trong vòng 1 giờ, hạn mức cho vay lớn, lãi suất thấp… để thu hút khách hàng. Sau đó, đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng cài đặt ứng dụng cho vay online để đăng ký hồ sơ khoản vay.

Các đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng con dấu giả của các ngân hàng để duyệt các văn bản thông báo phê duyệt bản vay cho khách hàng để tạo độ chuyên nghiệp, khiến nạn nhân tin tưởng. Sau đó, đối tượng sẽ yêu cầu đăng nhập ứng dụng để giải ngân.

Tuy nhiên, chúng thường lấy lý do bị lỗi giải ngân để yêu cầu nạp thêm tiền để xử lý khoản vay. Đến khi đủ số tiền mong muốn, chúng sẽ khoá tài khoản. Khi đó, nạn nhân vừa không thể vay tiền mà còn mất luôn tiền nộp hồ sơ ban đầu.

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/65080/

5. Thủ đoạn chuyển tiền nhầm


Nạn nhân bất ngờ sẽ nhận được một khoản tiền mà không rõ người gửi với nội dung mập mờ "cho vay tài chính”. Ngay sau đó, một tài khoản Zalo lạ liên hệ và thông báo đây là khoản vay từ công ty tài chính và yêu cầu thanh toán số tiền "vay" kia theo lãi suất cắt cổ.

Những kẻ lừa đảo thường giải danh nhân viên ngân hàng để liên hệ với những người bị “chuyển tiền nhầm” và nhằm lấy lại số tiền. Chúng sẽ yêu cầu khách hàng đăng nhập vào đường link có hình thức giống giao diện của tài khoản ngân hàng, làm theo hướng dẫn, nhập các thông tin cần thiết. Sau khi thực hiện xong, khách hàng sẽ bị hack tài khoản ngân hàng ấy.

Nguồn: Công luận
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 533 Xem / 47 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 193 Xem / 3 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,133 Xem / 111 Trả lời
  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 445 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 330 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 817 Xem / 20 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên