Trader chúng ta đã mất rất nhiều thời gian và tiền bạc mới có thể ngộ ra được 2 ĐẠO LÝ CƠ BẢN này

Trader chúng ta đã mất rất nhiều thời gian và tiền bạc mới có thể ngộ ra được 2 ĐẠO LÝ CƠ BẢN này

Trader chúng ta đã mất rất nhiều thời gian và tiền bạc mới có thể ngộ ra được 2 ĐẠO LÝ CƠ BẢN này

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,406
29,064
Khi gắn bó với trading khoảng 2 năm trở lên thôi, rất nhiều anh em trong chúng ta đều nhận thấy một điều rằng có những thứ tưởng chừng rất đơn giản, rất nhỏ nhặt nhưng lại có thể khiến cho cả quá trình giao dịch, cả tư duy của một trader bị chao đảo.

Vài năm đầu của chúng ta là những chuỗi ngày đi tìm phương pháp giao dịch, tìm tín hiệu để kiếm lợi nhuận, đắm chìm vào việc giao dịch hơn là cách thức để làm tốt nó. Sau tất cả chúng ta lại quay trở về với những việc mà trước đây chúng ta chối bỏ hay chẳng quan tâm gì đến nó cả.

Có 2 đạo lý rất cơ bản trong trading mà chúng ta đã phải mất rất nhiều năm mới ngộ ra được trong khi đó lại là những việc đầu tiên mà ta nên bắt đầu làm trong hành trình giao dịch của mình.

Biết nhận sai và chấp nhận thua lỗ


Hiếm có trader nào chịu thừa nhận mình sai ngay từ đầu, và cho dù có thì cũng cảm thấy hậm hực, không thoải mái trong người. Nên có thể nói để nhận sai và sửa sai là cả một quá trình trong giao dịch nhưng đối với trader mà nói quá trình này rất mất thời gian, trader mà sớm hiểu ra thì một hai năm nhưng có những trader có thể mất 4 đến 5 năm thậm chí nhiều hơn mới thực sự hiểu được điều này. Tại sao lại như vậy?

bản-ngã-của-trader-traderviet-1.jpg

Có lẽ bắt nguồn từ bản năng của mỗi con người, không ai thích mình phạm lỗi, không ai thích mình sai, không ai thích bị thiệt thòi hay mất mát cả. Hơn nữa tư duy của trader khi mới bước chân vào thị trường đa số là màu hồng nên việc chấp nhận thua lỗ là điều ít ai nghĩ tới, cho dù có thì cũng để nó thoáng qua như con gió mà thôi.

Nguyên nhân tiếp theo đó là vấn đề tư duy. Trader mới đa phần có tư duy làm giàu nhanh, kỳ vọng lớn, chỉ đơn thuần coi trading là một kênh để kiếm tiền chứ không hề coi đó là công việc. Và nhiều tư duy sai lệch khác nữa.

Nhưng nếu như ai cũng hiểu được bản chất của trading và biết bản thân cần làm gì hay chấp nhận điều gì thì có lẽ một đạo lý đơn giản như vậy sẽ nhanh chóng được trader hiểu được và thực hiện.

Trading là nghề rủi ro cao, xác suất cao hay nói cách khác rủi ro luôn tồn tại trong mọi giao dịch mà chúng ta thực hiện. Thị trường thì di chuyển ngẫu nhiên, chúng ta chỉ là từ trong cái ngẫu nhiên đó tìm ra lợi thế của mình mà phát triển. Vậy nên việc chấp nhận rủi ro trong giao dịch là điều bắt buộc.

4-bi-quyet-giao-dich-tu-cac-top-trader.jpg

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/64912/

Hơn nữa, việc phạm lỗi thì không ai tránh khỏi dù là trading hay bất cứ ngành nghề nào, thậm chí trong cuộc sống nên đây là điều rất bình thường.

Chấp nhận thua lỗ, thừa nhận bản thân đã sai là thái độ cơ bản nhất một trader cần có. Nó không những không hạ bạn xuống mà thái độ này chính là bàn đạp để bạn tiến xa hơn trong trading. Vì nhờ nó mà bạn ít phạm lỗi hơn, bạn có được nhiều bài học kinh nghiệm hơn và học hỏi được nhiều thứ mới.

Biết từ bỏ cái tôi


Cái tôi là bản năng của trader. Nhiều trader có cái tôi rất lớn, lớn đến nỗi không bao giờ chấp nhận thua lỗ, không chấp nhận mình sai mà ngược lại tìm cách để chứng minh rằng mình đúng. Chỉ khi thị trường dạy cho cái tôi của trader những bài học đắt giá thì mới thực sự thay đổi.

2-điều-trader-nên-làm-trong-năm-thứ-3-trong-trading-traderviet.jpg

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/64197/

Một trader với cái tôi lớn thì sẽ rất coi thường thị trường, lúc nào cũng cho bản thân là đúng. Đặc biệt là khi họ giao dịch có lợi nhuận, điều này sẽ càng giết chết họ. Vì nó khiến cho họ chủ quan hơn, khi dễ thị trường hơn, dễ đắm chìm vào việc giao dịch mà không hề hay biết. Kết quả của những trader này thường rất tồi tệ. Và để họ thay đổi là cả một quá trình mất rất nhiều thời gian.

Thực tế ai cũng có cái tôi cả, nhưng sẽ có những trader ngộ ra sớm, thay đổi sớm. Có những trader mất vài năm mới hiểu được thậm chí có trader chẳng bao giờ hiểu được.

Biết nhận sai và biết từ bỏ cái tôi là 2 đạo lý cơ bản nhất cũng là thái độ cần thiết nhất để trader có thể trưởng thành hơn trong trading. Anh em nào đã biết và thực hiện được 2 điều này sớm thì đó chính là may mắn cho chúng ta.

Nice Day!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
Những bài viết về tâm lý tuy chung chung nhưng rất giá trị và cực khó áp dụng được vào bản thân vì cuối cùng của câu chuyện trading vẫn chỉ là ta với chính ta. Ta phải thắng chính ta là cực khó.
 
Thảo nào. A thành công sớm vậy :boom:
Anh mới đổi tên để mong thành công đây :oops::oops::oops: chứ đã thành đâu.
Trong thế giới trading này thì ta có 2 lựa chọn Buy hay Sell. Thành công là khi ta có thể đọc được xu hướng và entry điểm rất đẹp và có lợi nhuận còn nếu sai thì ta thành Công.....nhân :embarrassed:
 
Anh mới đổi tên để mong thành công đây :oops::oops::oops: chứ đã thành đâu.
Trong thế giới trading này thì ta có 2 lựa chọn Buy hay Sell. Thành công là khi ta có thể đọc được xu hướng và entry điểm rất đẹp và có lợi nhuận còn nếu sai thì ta thành Công.....nhân :embarrassed:
Quả bẻ lái bất ngờ ghê
 
Những bài viết về tâm lý tuy chung chung nhưng rất giá trị và cực khó áp dụng được vào bản thân vì cuối cùng của câu chuyện trading vẫn chỉ là ta với chính ta. Ta phải thắng chính ta là cực khó.
Cố lên bác ơi, 1 phút 30 giây vượt qua chính mình, kakaka

Vấn đề ở chỗ là Tâm không Định, giải quyết chỗ này là ok. Đây cũng là lý mà đa phần các trader nổi tiếng đều học và luyện qua môn Thiền Minh sát
 
Cố lên bác ơi, 1 phút 30 giây vượt qua chính mình, kakaka

Vấn đề ở chỗ là Tâm không Định, giải quyết chỗ này là ok. Đây cũng là lý mà đa phần các trader nổi tiếng đều học và luyện qua môn Thiền Minh sát

Góc độ tâm lý tôi nghĩ mình cần tự nhận thức rồi tự điều chỉnh. Những thứ thuộc về trí não tôi không muốn đi theo 1 con đường học thuật hoặc những thứ gần đến tôn giáo để người khác có thể có cơ hội chi phối mình thông qua 1 hệ thống tập luyện có định hướng. Ví dụ khi vào 1 môn phái hay tôn giáo hay hệ tư tưởng nào đó sẽ luôn có 1 hệ thống tư tưởng, quy định, lễ chế ràng buộc cá nhân.

Mình đang cần sự thoải mái về tâm lý mà lại thêm ràng buộc làm gì cho mệt. Đơn giản chỉ cần ra ngoài ngắm cảnh đẹp, cây cối xanh mát, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc ngồi trong im lặng tĩnh tâm là đủ.

Quan điểm cá nhân của tôi, ko có thành kiến với những quan điểm của bác.
 
Góc độ tâm lý tôi nghĩ mình cần tự nhận thức rồi tự điều chỉnh. Những thứ thuộc về trí não tôi không muốn đi theo 1 con đường học thuật hoặc những thứ gần đến tôn giáo để người khác có thể có cơ hội chi phối mình thông qua 1 hệ thống tập luyện có định hướng. Ví dụ khi vào 1 môn phái hay tôn giáo hay hệ tư tưởng nào đó sẽ luôn có 1 hệ thống tư tưởng, quy định, lễ chế ràng buộc cá nhân.

Mình đang cần sự thoải mái về tâm lý mà lại thêm ràng buộc làm gì cho mệt. Đơn giản chỉ cần ra ngoài ngắm cảnh đẹp, cây cối xanh mát, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc ngồi trong im lặng tĩnh tâm là đủ.

Quan điểm cá nhân của tôi, ko có thành kiến với những quan điểm của bác.

Tôn giáo chỉ là cái vỏ bọc, Thiền Minh sát giúp bác sống với thực tại, nó là lãnh vực vượt qua Tôn giáo. Vì Tôn giáo vốn thuộc về tổ chức xã hội của con người. Nó thuộc lãnh vực mà người ta gọi là người thức tỉnh.

Bác nên nhớ là bất cứ tổ chức nào cũng phải có luật lệ. Luật lệ giúp cho các thành viên của tổ chức đó được sống an ổn. Ví dụ, ở nhà có luật ở nhà, luật bất thành văn của gia đình, ra người đường có luật pháp của nhà nước. Nếu kg có luật lệ, mọi thứ sẽ loạn cào cào lên, kg có ai đc yên ổn cả.

Trader mà kg có kỷ luật thì kg phải là trader, cũng như tu sĩ mà kg có Giới thì kg phải là tu sĩ. Cái áo kg làm nên Thầy tu.

Nói cho cùng, Phật giáo kg phải là Tôn giáo vì tôn giáo phải có giáo chủ. Đức Thế Tôn ngài chưa bao giờ tự nhận mình là giáo chủ cả, mà ngài nói "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành". Không cái gọi là Tôn giáo nào có sự bình đẳng như vậy. Ngài chỉ khẳng định mình là người đi trước, thế thôi.

Ngài cũng khuyên mọi người kg cần phải tin lời ngài, mà hãy thử thực hành theo lời của ngài, tự thấy kết quả hãy tin. Bởi vậy, tin bất cứ cái gì mà bản thân kg kinh nghiệm, đều là mê tín.

Với cá nhân tui, Đạo Phật tức là đi theo con đường của Phật, người đã đạt đc tự do tuyệt đối, chính là Siêu khoa học => vượt lên trên khoa học. Nếu bác có nghiên cứu kinh điển của Ngài còn xót lại đến ngày nay, bác sẽ thấy là kg có lãnh vực nào mà Ngài chưa nói đến. Từ nhỏ như con vi trùng, hay nhỏ hơn nữa là các hạt hạ nguyên tử đến lớn như các thiên hà đều có trong kinh điển. Thậm chí đến lãnh vực mới hot nhất bây giờ là Trí tuệ nhân tạo cũng đã đc đề cập 1 cách chi tiết luôn, cách làm việc của computer chính là mô phỏng 1 phần rất nhỏ cách Tâm làm việc. Nếu bác học chuyên ngành Vật lý, bác sẽ dễ thấy sự tương đồng giữa Phật giáo và khoa học

Tất cả đều là lựa chọn của bác, nhưng tui biết là sớm muộn gì bất cứ ai cũng sẽ đi qua con đường này, vì ai cũng tiến hóa, cuối cùng ai cũng tiếp cận Chân lý và trở thành 1 phần của Chân lý. Ai chịu đi sớm sẽ đỡ vất vả

Cuối tuần, vài dòng tản mạn cùng bác.

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôn giáo chỉ là cái vỏ bọc, Thiền Minh sát giúp bác sống với thực tại, nó là lãnh vực vượt qua Tôn giáo. Vì Tôn giáo vốn thuộc về tổ chức xã hội của con người. Nó thuộc lãnh vực mà người ta gọi là người thức tỉnh.

Bác nên nhớ là bất cứ tổ chức nào cũng phải có luật lệ. Luật lệ giúp cho các thành viên của tổ chức đó được sống an ổn. Ví dụ, ở nhà có luật ở nhà, luật bất thành văn của gia đình, ra người đường có luật pháp của nhà nước. Nếu kg có luật lệ, mọi thứ sẽ loạn cào cào lên, kg có ai đc yên ổn cả.

Trader mà kg có kỷ luật thì kg phải là trader, cũng như tu sĩ mà kg có Giới thì kg phải là tu sĩ. Cái áo kg làm nên Thầy tu.

Nói cho cùng, Phật giáo kg phải là Tôn giáo vì tôn giáo phải có giáo chủ. Đức Thế Tôn ngài chưa bao giờ tự nhận mình là giáo chủ cả, mà ngài nói "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành". Không cái gọi là Tôn giáo nào có sự bình đẳng như vậy. Ngài chỉ khẳng định mình là người đi trước, thế thôi.

Ngài cũng khuyên mọi người kg cần phải tin lời ngài, mà hãy thử thực hành theo lời của ngài, tự thấy kết quả hãy tin. Bởi vậy, tin bất cứ cái gì mà bản thân kg kinh nghiệm, đều là mê tín.

Với cá nhân tui, Đạo Phật tức là đi theo con đường của Phật, người đã đạt đc tự do tuyệt đối, chính là Siêu khoa học => vượt lên trên khoa học. Nếu bác có nghiên cứu kinh điển của Ngài còn xót lại đến ngày nay, bác sẽ thấy là kg có lãnh vực nào mà Ngài chưa nói đến. Từ nhỏ như con vi trùng, hay nhỏ hơn nữa là các hạt hạ nguyên tử đến lớn như các thiên hà đều có trong kinh điển. Thậm chí đến lãnh vực mới hot nhất bây giờ là Trí tuệ nhân tạo cũng đã đc đề cập 1 cách chi tiết luôn, cách làm việc của computer chính là mô phỏng 1 phần rất nhỏ cách Tâm làm việc. Nếu bác học chuyên ngành Vật lý, bác sẽ dễ thấy sự tương đồng giữa Phật giáo và khoa học

Tất cả đều là lựa chọn của bác, nhưng tui biết là sớm muộn gì bất cứ ai cũng sẽ đi qua con đường này, vì ai cũng tiến hóa, cuối cùng ai cũng tiếp cận Chân lý và trở thành 1 phần của Chân lý. Ai chịu đi sớm sẽ đỡ vất vả

Cuối tuần, vài dòng tản mạn cùng bác.

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ
Em chưa tiếp xúc sâu với đạo Phật nhưng phải ngỡ ngàng khi đọc cuốn đạo trading. Bác tác giả có trích dẫn một số luận điểm trong kinh phật để giải thích cho trader hiểu, không ngờ là các cách giải thích nó lại chi tiết và thấu hiểu đến lạ kì, nói là vượt lên trên khoa học như bác nói cũng có ý đúng là vậy.
 
có những trader lỗ sấp mặt, lúc tỉnh ra thì chẳng còn cái nịt, chẳng còn gắng gượng nổi, nói đề trade trét là sợ khiếp vía :D
 
Góc độ tâm lý tôi nghĩ mình cần tự nhận thức rồi tự điều chỉnh. Những thứ thuộc về trí não tôi không muốn đi theo 1 con đường học thuật hoặc những thứ gần đến tôn giáo để người khác có thể có cơ hội chi phối mình thông qua 1 hệ thống tập luyện có định hướng. Ví dụ khi vào 1 môn phái hay tôn giáo hay hệ tư tưởng nào đó sẽ luôn có 1 hệ thống tư tưởng, quy định, lễ chế ràng buộc cá nhân.

Mình đang cần sự thoải mái về tâm lý mà lại thêm ràng buộc làm gì cho mệt. Đơn giản chỉ cần ra ngoài ngắm cảnh đẹp, cây cối xanh mát, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc ngồi trong im lặng tĩnh tâm là đủ.

Quan điểm cá nhân của tôi, ko có thành kiến với những quan điểm của bác.
Tôn giáo chỉ là cái vỏ bọc, Thiền Minh sát giúp bác sống với thực tại, nó là lãnh vực vượt qua Tôn giáo. Vì Tôn giáo vốn thuộc về tổ chức xã hội của con người. Nó thuộc lãnh vực mà người ta gọi là người thức tỉnh.

Bác nên nhớ là bất cứ tổ chức nào cũng phải có luật lệ. Luật lệ giúp cho các thành viên của tổ chức đó được sống an ổn. Ví dụ, ở nhà có luật ở nhà, luật bất thành văn của gia đình, ra người đường có luật pháp của nhà nước. Nếu kg có luật lệ, mọi thứ sẽ loạn cào cào lên, kg có ai đc yên ổn cả.

Trader mà kg có kỷ luật thì kg phải là trader, cũng như tu sĩ mà kg có Giới thì kg phải là tu sĩ. Cái áo kg làm nên Thầy tu.

Nói cho cùng, Phật giáo kg phải là Tôn giáo vì tôn giáo phải có giáo chủ. Đức Thế Tôn ngài chưa bao giờ tự nhận mình là giáo chủ cả, mà ngài nói "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành". Không cái gọi là Tôn giáo nào có sự bình đẳng như vậy. Ngài chỉ khẳng định mình là người đi trước, thế thôi.

Ngài cũng khuyên mọi người kg cần phải tin lời ngài, mà hãy thử thực hành theo lời của ngài, tự thấy kết quả hãy tin. Bởi vậy, tin bất cứ cái gì mà bản thân kg kinh nghiệm, đều là mê tín.

Với cá nhân tui, Đạo Phật tức là đi theo con đường của Phật, người đã đạt đc tự do tuyệt đối, chính là Siêu khoa học => vượt lên trên khoa học. Nếu bác có nghiên cứu kinh điển của Ngài còn xót lại đến ngày nay, bác sẽ thấy là kg có lãnh vực nào mà Ngài chưa nói đến. Từ nhỏ như con vi trùng, hay nhỏ hơn nữa là các hạt hạ nguyên tử đến lớn như các thiên hà đều có trong kinh điển. Thậm chí đến lãnh vực mới hot nhất bây giờ là Trí tuệ nhân tạo cũng đã đc đề cập 1 cách chi tiết luôn, cách làm việc của computer chính là mô phỏng 1 phần rất nhỏ cách Tâm làm việc. Nếu bác học chuyên ngành Vật lý, bác sẽ dễ thấy sự tương đồng giữa Phật giáo và khoa học

Tất cả đều là lựa chọn của bác, nhưng tui biết là sớm muộn gì bất cứ ai cũng sẽ đi qua con đường này, vì ai cũng tiến hóa, cuối cùng ai cũng tiếp cận Chân lý và trở thành 1 phần của Chân lý. Ai chịu đi sớm sẽ đỡ vất vả

Cuối tuần, vài dòng tản mạn cùng bác.

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ

Cảm ơn chia sẻ siêu có tâm của 2 anh @Jewel Nguyen @Whis :):)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Will Nguyen trong Hệ thống giao dịch - Trading system 46,139 Xem / 157 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 257 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 139 Xem / 10 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 296,008 Xem / 1,400 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên