[Mẹo giao dịch SMC]: Kỹ thuật vào lệnh sau khi giá quét thanh khoản

[Mẹo giao dịch SMC]: Kỹ thuật vào lệnh sau khi giá quét thanh khoản

[Mẹo giao dịch SMC]: Kỹ thuật vào lệnh sau khi giá quét thanh khoản

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,391
29,042
Tiếp tục seri về các mẹo giao dịch theo SMC. Những mẹo này rất hữu ích với những anh em nào theo đuổi hệ thống này. Nội dung hôm nay sẽ chia sẻ cho anh em về cách thức vào lệnh sau khi thị trường quét thanh khoản.

Thanh khoản là thành phần không thể thiếu trong giao dịch theo SMC rồi, tuy nhiên cái khó của nó là xác định được những vùng giá nào thị trường có khả năng cao sẽ quét thanh khoản. Nếu xác định được những vùng đó thì điểm vào lệnh sẽ có xác suất thành công rất cao.

Nói chung việc xác định thanh khoản mang tính tương đối khá cao, và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm giao dịch của trader. Nên đa số những anh em nào mới giao dịch hệ thống này xác định sai vùng giá thanh khoản là điều rất bình thường. Có khi vùng mà chúng ta đặt dừng lỗ hay thậm chí là vùng xa hơn điểm vào lệnh của chúng ta mới là thanh khoản, khi chúng ta chú ý và phân tích những vùng giá chúng ta giao dịch bị dừng lỗ sẽ cho chúng ta nhiều kinh nghiệm hơn trong việc này.

Kỹ thuật vào lệnh sau khi quét thanh khoản


Anh em chú ý những điểm này:
  • Một trong những thứ mà bạn luôn cần phải gắn bó đó là luôn đi theo cấu trúc của khung thời gian lớn, như vậy những điểm vào lệnh sau đợt quét thanh khoản sẽ có xác suất thành công cao hơn rất nhiều.
  • Sau đó là xác định những khối OB/FVG ở khung thời gian lớn. Đối với lệnh bán thì chúng ta chú ý những khối nằm ở vùng Premium và ngược lại đối với lệnh mua thì chúng ta chú ý những khối nằm ở vùng Discount.
  • Sau đó đợi tín hiệu quét thanh khoản khi giá tìm về những khối này trên khung thời gian lớn.
  • Cuối cùng là sau khi quét thanh khoản thì giá cần tạo choch đảo chiều từ những khối này.
upload_2022-12-12_10-50-17.png

Khi những điều kiện trên được thỏa thì chúng ta có thể vào lệnh.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2022-12-12_10-50-37.png
  • Những vùng giá được đánh dấu $$ đều là những vùng thanh khoản.
  • BSL: Buy Side Liquidity (thanh khoản của bên mua)
  • SSL: Sell Side Liquidity (thanh khoản của bên bán)
Đầu tiên anh em nhìn phía bên trái biểu đồ trước:

upload_2022-12-12_10-51-38.png

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/73720/

Chúng ta thấy giá chạm vào vùng cung trên khung thời gian lớn và đồng thời quét thanh khoản đỉnh nhỏ trước đó và chạm vào vùng cung mạnh này. Chúng ta có thể giao dịch ở thời điểm này.

Về khung thời gian thấp hơn để tìm điểm vào lệnh tối ưu. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2022-12-12_10-51-57.png

Ta thấy giá đã tạo đáy thấp hơn hình thành cấu trúc giảm, sau đó giá hồi về phản ứng với vùng FVG đồng thời quét thanh khoản 2 đỉnh (EQH) nhỏ trước đó. Đó cũng là thời điểm chúng ta vào lệnh bán được, với điểm vào ngay khi giá chạm FVG và dừng lỗ phía trên đỉnh trước đó.

Sau đó giá giảm mạnh. Lúc này chúng ta có vùng thanh khoản mới. Đó là BSL.

Giá giảm mạnh tạo choch với tín hiệu xác nhận mạnh, giá đang tiếp cận đến vùng thanh khoản thấp hơn. Lúc này chúng ta có thể tìm cơ hội để canh mua lên nếu có tín hiệu quét thanh khoản.

Các bạn nhìn tiếp phần biểu đồ bên phải:

upload_2022-12-12_10-55-8.png

Giá đã quét thanh khoản. Lúc này chúng ta về khung thời gian thấp hơn để tìm tín hiệu mua lên tối ưu.

Biểu đồ khung thời gian thấp hơn:

upload_2022-12-12_10-53-34.png

Chúng ta thấy sau khi quét thanh khoản giá tạo choch tăng mạnh mẽ, rõ ràng để lại cho chúng ta vùng FVG khá đẹp. Đó cũng là vùng mà chúng ta sẽ vào lệnh mua lên. Với điểm dừng lỗ bên dưới đáy của cú choch.

Sau đó giá tăng mạnh và tiếp tục hình thành những vùng thanh khoản mới. Chú ý vào các mũi tên màu đỏ mà mình đánh dấu trên biểu đồ.

Đó là những vùng đều có khả năng bị quét thanh khoản. Các bạn chỉ cần lưu ý là, khi giá quét thanh khoản thì đừng vội giao dịch mà hãy chú ý đến những khối OB/FVG gần đó, sau đó tìm cú choch đảo chiều từ những vùng này rồi hãy giao dịch nhé.

Lưu ý thêm là những giao dịch đi theo dòng tiền của thị trường hoặc theo cấu trúc của khung thời gian lớn mới thực sự có xác suất cao nhé. Chứ không phải cứ thấy quét thanh khoản cái là giao dịch đâu nhé. Chết đấy.

Mời anh em tham khảo.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên