[Mẹo SMC]: Cách xác định điều kiện thị trường có XÁC SUẤT THẮNG CAO

[Mẹo SMC]: Cách xác định điều kiện thị trường có XÁC SUẤT THẮNG CAO

[Mẹo SMC]: Cách xác định điều kiện thị trường có XÁC SUẤT THẮNG CAO

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,403
29,059
Tiếp tục seri về các mẹo giao dịch trong hệ thống SMC. Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về việc điều kiện thị trường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giao dịch của chiến lược và xác suất thành công cho một vị thế như thế nào. Nếu như đánh giá đúng điều kiện thị trường thì xác suất thành công của một giao dịch sẽ tăng lên rất đáng kể.

Khái niệm HRLR và LRLR


Cụ thể:
  • HRLR là từ viết tắt của High Resistance Liquidity Run
  • LRLR là từ viết tắt của Low Resistance Liquidity Run
HRLR là một kịch bản mà trong đó thị trường có thể phải chống lại nhiều điểm kháng cự để đạt được mục tiêu. Những điều kiện thị trường như thế này thì thường ít thuận lợi hơn với trader, có nghĩa là xác suất có được lợi nhuận sẽ thấp hơn.

Ngược lại LRLR là kịch bạn mà thị trường sẽ có ít điểm kháng cự hơn, giá di chuyển dễ dàng, ít sự cản trở hơn để quét thanh khoản của một vùng.

Bạn có thể hình dung điểm này như trong môn thể thao đá bóng, anh em nhìn hình bên dưới:

upload_2023-2-21_12-40-39.png


Ta thấy ở kịch bản này, nếu như có 7 hậu bệ bảo vệ khung thành thì hàng công của đội bạn sẽ khó gi bàn hơn rất nhiều vì trên đường đến khung thành gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhiều người.

Điều này cũng tương tự như HRLR.

Tuy nhiên ở một kịch bản khác, các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-2-21_12-42-16.png


>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/74830/

Ta thấy ở kịch bản này chỉ có 3 hậu vệ bảo vệ khung thành. Như vậy trường hợp này đội bạn sẽ có khả năng dễ ghi bàn hơn vì ít gặp phải cản trở hơn trường hợp trên rất nhiều. Và kịch bản này cũng giống như với trường hợp LRLR.

Đối với trader, thì chúng ta cũng nên chọn kiểu thị trường như LRLR thì khi đó xác suất thành công của chúng ta sẽ cao hơn, tức khả năng giá tiếp cận đến lợi nhuận mục tiêu của chúng ta sẽ cao hơn.

Hình bên dưới là ví dụ về kịch bản HRLR:

upload_2023-2-21_12-42-54.png


Anh em có thể thấy thị trường đang nằm trong cấu trúc giảm giá với phần đầu cấu trúc chính là EQH ( 2 đỉnh). Đó được coi như một vùng thanh khoản tốt và là mục tiêu lợi nhuận có các giao dịch mua lên. Tuy nhiên trong kịch bản này, nếu như có tín hiệu mua lên thì anh em cần cân nhắc một điều rằng đó là có rất nhiều ngưỡng kháng cự mạnh ở trên, điều đó có nghĩa là khả năng giá tăng cao hơn sẽ thấp hơn rất nhiều vì nó có quá nhiều sự kháng cự.

Ngược lại ở hình minh họa cho kịch bản LRLR:

upload_2023-2-21_12-43-15.png


Chúng ta nhìn hành động giá trước đó, giá giảm xuống từ một đỉnh rõ ràng, nhưng đa phần ngưỡng kháng cự được tạo không mạnh, giá sau đó dễ dàng quét hết thanh khoản của những đỉnh trước đó, thị trường cũng không có nhiều điểm kháng cự.

Điều quan trọng mà chúng ta cần chú ý đó là giá đã phá vỡ cấu trúc giảm giá và chuyển qua cấu trúc tăng giá (phần ô vuông được đánh dấu).

Đây là kịch bản giao dịch mua lên, tương tự sẽ ngược lại với kịch bản bán xuống nhé.

Đây chính là kịch bản cho LRLR. Tốt nhất là chúng ta nên chọn kịch bản LRLR để giao dịch vì nó có thể giúp cho vị thế của trader sớm có được lợi nhuận hơn.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/74585/

Ví dụ thực tế


Các bạn nhìn biểu đồ khung M30 của cặp EURUSD bên dưới:

1.png

Ta thây điểm được đánh dấu mũi tên đó là điểm bắt đầu đợt tăng giá với một đáy rõ ràng và sau đó giá tăng lên với các vùng đáy khác được hình thành được xem như ngưỡng hỗ trợ nhưng có thể thấy được là những ngưỡng này không mạnh.

Sau đó một cú quét thanh khoản đỉnh trước đó và quay đầu giảm cho thấy tín hiệu giảm giá đầu tiên của cặp tiền này. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

2.png


Về khung thời gian thấp hơn M15 để thấy được rõ hơn hành động giá này:

3.png


Sau đó ta thấy thị trường hồi về FVG và quay đầu giảm tiếp tục phá đáy trước xác nhận cho động thái giảm giá:

4.png


Lúc này chúng ta có thể nhận định được một điều rằng thị trường đã quét thanh khoản của bên mua. Giá quay đầu tạo cấu trúc giảm và hình thành những ngưỡng kháng cự mạnh. Lúc này chúng ta thấy, phần biểu đồ gần nhất thị trường hình thành cho chúng ta một vùng FVG đẹp để canh bán:

5.png


Và đây là thị trường sau đó:

6.png


Có thể thấy chúng ta có một giao dịch chất lượng cao chỉ với việc đánh giá điều kiện thị trường tốt là được.

Với mẹo nhỏ này thôi có thể giúp anh em xác định được điều kiện thị trường nào thì có thể có xác suất thắng cao hơn để từ đó lọc ra được những giao dịch chất lượng.

Mời anh em tham khảo.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Bài này đúng với tinh thần smc nè. Đội lái nó sẽ chọn tp trước khi thao túng để lấy thanh khoản.
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên