Vợ thấy chơi tiền ảo thì cằn nhằn, ngăn cản, nay ly hôn có lãi thì lại đòi chia

Vợ thấy chơi tiền ảo thì cằn nhằn, ngăn cản, nay ly hôn có lãi thì lại đòi chia

Vợ thấy chơi tiền ảo thì cằn nhằn, ngăn cản, nay ly hôn có lãi thì lại đòi chia

TraderViet Crypto

Editor
Trial mod
3,530
9,136
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/COVERBAIWYCKOFF91-1714129179.png
Chủ đề liên quan
85312,85251,84675,84670,
Ngày trước vợ thấy em chơi tiền ảo thì cằn nhằn, ngăn cản, nay ly hôn thấy có lãi thì lại đòi chia. Nhưng theo em biết, tiền ảo chưa được công nhận ở nước ta thì chia thế nào?​
Ba năm trước, em muốn đầu tư Bitcoin nhưng vợ ngăn cản vì cho rằng quá viển vông mạo hiểm. Em sau đó tự bỏ tiền lương, đầu tư đến nay cũng được lãi khá nhiều.​
Tháng trước chuẩn bị thủ tục ly hôn, vợ em đòi ngoài nhà, xe còn phải chia cả tiền này.​
Xin hỏi em có phải chia cho vợ tiền ảo em đầu tư có lãi không? Trong trường hợp phải chia thì chia kiểu gì, vì theo hiểu biết của em, nước ta vẫn chưa công nhận Bitcoin là tiền hợp pháp. Em xin cảm ơn.​

Tư vấn của luật sư

Điều 105 và 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Còn quyền tài sản, là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.​
Việc thanh toán không dùng tiền mặt, được Nghị định 101/2012?NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP xác định, chỉ bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định nêu trên.​
Do đó, bitcoin cũng không được xem là tài sản, cũng không là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.​
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo nói chung, "không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam" (Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Văn phòng Chính phủ)​
Theo đó, việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.​
Tóm lại, hiện nay tiền ảo Bitcoin không được nhà nước ta hợp pháp hóa (tức là không được nhà nước công nhận là một loại tài sản) nên không được coi là tài sản để yêu cầu chia. Vì vậy, tòa án sẽ không thụ lý yêu cầu chia Bitcoin trong vụ án ly hôn của bạn. Các tài sản khác của vợ chồng được chia theo quy định pháp luật.​

Luật sư Nguyễn Đại Hải
Công ty Luật TNHH Fanci

 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 173 Xem / 14 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 17 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 237,515 Xem / 1,066 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 25,024 Xem / 91 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 392 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên