Cách tận dụng Pullback trong giao dịch phá ngưỡng

Cách tận dụng Pullback trong giao dịch phá ngưỡng

Cách tận dụng Pullback trong giao dịch phá ngưỡng

Fliter

Editor
Trial mod
396
3,293
Hôm trước mình đã có bài nói về cách để lọc một cú phá ngưỡng giả (false break), hôm nay anh em sẽ đến với một vài lưu ý nữa, mục đích cũng là để anh em tránh xa những đợt false break mà thôi.

PHÁ NGƯỠNG VÀ PULLBACK


Rất thường xuyên phá ngưỡng sẽ đi kèm ngay với một cú pullback phía sau, mức độ pullback cũng rất khác nhau và nhìn vào đó trader có thể nhận biết được lực đi của thị trường. Cụ thể:
  • Nếu xuất hiện một cú pullback nông thì lực của phe phá ngưỡng là khá mạnh
  • Nếu pullback sâu thì lực phe phá ngưỡng là yếu, thậm chí có thể là dấu hiệu của một đợt đảo chiều
  • Trường hợp pullback không xuất hiện thì lực phá là quá mạnh (đoạn trước đó thường là một vùng giá bị nén chặt và lâu.
Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ tận dụng những đợt pullback này như thế nào?

Pullback có thể giúp trader xác nhận sự phá ngưỡng và cho một điểm vào tốt hơn. Trong giao dịch thực tế, nếu pullback không vượt được cản vừa phá thì đó là cơ hội tốt nhất cho trader. Nó biểu hiện sự chuyển đổi chức năng của cản từ kháng cự sang hỗ trợ hoặc ngược lại.
cach-tan-dung-pullback-trong-giao-dich-pha-nguong-traderviet.png

Pullback thường giúp trader có điểm vào tốt hơn
Ngược lại nếu cú pullback là quá mạnh và xuyên thủng mức cản thì khả năng cao là phá ngưỡng giả, giá sẽ quay đầu sau đó.

HÀNH ĐỘNG GIÁ – KHÔNG PHẢI CÁI NÀO CŨNG DÙNG ĐƯỢC


Tất nhiên khi giao dịch chúng ta thường tận dụng những hành động của giá để củng cố thêm những nhận định của mình, tuy nhiên lạm dụng điều này lại là một điều cần phải tránh.

cach-tan-dung-pullback-trong-giao-dich-pha-nguong-traderviet2.png

Như trong ví dụ này, chúng ta có thể thấy rằng giá sau phá ngưỡng đã quay về phía trong cản, nhưng thanh pin bar được đánh dấu có thể rất hấp dẫn với những trader mua vào. Giá sau đó giảm sâu và trade đó kết thúc trong thua lỗ, vậy tại sao?

Nếu quan sát kỹ anh em có thể nhận ra rằng giá tại vùng breakout rất lưỡng lự, không hề có một sự áp đảo rõ ràng của phe mua. Đây là dấu hiệu cần chú ý đầu tiên.

Về thanh pin bar, đây là một thanh bullish pin bar cho thấy lực của phe mua, nhưng hãy khoan vì giá đã bị thọc sâu vào phía trong vùng cản. Hơn nữa, bullish pin bar nên được dùng ở các mức hỗ trợ thay vì kháng cự như trong trường hợp này.

Tất cả những dấu hiệu trên sẽ làm những trader có kinh nghiệm phải suy nghĩ lại về một lệnh mua, và như đã nói không phải dấu hiệu hành động giá nào cũng có thể dùng được.


Lời kết

Hy vọng qua những lưu ý về giao dịch phá ngưỡng trong hai bài viết này anh em sẽ có thêm những kiến thức để lọc ra được các cú phá ngưỡng giá trị hơn. Cũng đừng quên rằng, với bất kỳ phương pháp nào luôn tồn tại xác suất, hãy tỉnh táo và đừng mù quáng tin tưởng một công cụ nào đó.

Happy trading,
Tham khảo DPA
>> Khởi đầu của những rắc rối liên quan đến cảm xúc giao dịch
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,070 Xem / 111 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 401 Xem / 42 Trả lời
  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 425 Xem / 2 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 119 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 278 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 794 Xem / 20 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên