Chính xác thì khi nào ta có thể chấp nhận giá đã thay đổi xu hướng?

Chính xác thì khi nào ta có thể chấp nhận giá đã thay đổi xu hướng?

Chính xác thì khi nào ta có thể chấp nhận giá đã thay đổi xu hướng?

Khánh Trình

Active Member
1,439
8,628
Không dễ dàng để xác định chính xác thời điểm một xu hướng đã đảo chiều, vì thế mà nhiều anh em vẫn thích giao dịch theo xu hướng hơn vì nó cho chúng ta cảm giác an toàn. Nhưng không vì thế mà anh em chủ quan chỉ trade theo một hướng, cần có một thời điểm mà chúng ta biết chắc chắn xu hướng đã thay đổi và bắt buộc hướng giao dịch phải thay đổi linh hoạt theo xu hướng mới đó.

chinh-xac-thi-khi-nao-ta-co-the-chap-nhan-gia-da-thay-doi-xu-huong-traderviet-1.png

Anh em còn nhớ chart ở trên? (Xem bài: vì sao price action xác định xu hướng tốt hơn đường MA?). Trong bài viết lần trước, mình đã phân tích đường Moving Average không thể hiện sự hiệu quả của nó khi giữ giá đúng theo xu hướng giảm, ngược lại nếu dùng các mức swing high swing low theo price action, bạn phát hiện giá chỉ đang đi chần chừ tại vị trí đỉnh swing high cũ của xu hướng giảm (vị trí số 2).

Anh em có thể nhìn kĩ hơn trong chart bên dưới.

chinh-xac-thi-khi-nao-ta-co-the-chap-nhan-gia-da-thay-doi-xu-huong-traderviet.png

Giá đã cố gắng phá vỡ đường kháng cự cũ ngay tại mốc swing high nhưng không thể đi xa hơn. Xu hướng giảm vẫn được duy trì bởi vì ta không thấy bằng chứng nào của việc giá chấp nhận di chuyển khu vực bên trên đường kháng cự. Hiểu đơn giản là cứ mỗi lần giá đi lên, thị trường lại tìm cách đẩy xuống.

Ta không thể chấp nhận việc thị trường chuyển sang xu hướng tăng mới nếu thị trường lại có hành vi giá thế này xảy ra. Một hành vi giá "kiểm tra" các vùng swing high swing low của xu hướng là thông tin rất quan trọng để bạn nhận biết thông tin mới về hướng đi của thị trường, vì đó là vùng mà có rất nhiều Trader tập trung quan sát tại vị trí đó.

Như vậy, nếu hành vi giá liên tục bị từ chối ở khu vực quan trọng này, bạn có thể yên tâm tiếp tục giao dịch theo xu hướng. Trong trường hợp ngược lại, với hành vi giá chấp nhận tại khu vực giá mới, bạn cần phải linh hoạt và xác định xu hướng đã đảo chiều.

Sự chấp nhận của hành vi giá ở khu vực mới chứng minh xu hướng đã đảo chiều


Nhiều Trader sẽ sử dụng nến đóng cửa để xác định tính chất chấp nhận hay từ chối vùng giá mới nhưng mình nghĩ thông tin đó chưa đầy đủ, bởi vì sự đóng cửa của một nến chỉ là yếu tố chủ quan mà ta áp đặt vào thị trường. Muốn chắc ăn hơn, Trader cần tìm thêm thông tin từ các hành vi giá sau khi nến đã đóng cửa qua khu vực kháng cự hỗ trợ trên chart. Nhận biết hành vi này rất khó nếu bạn chưa quen, nhưng quan sát hai ví dụ mình giới thiệu dưới đây có thể giúp bạn hiểu cách đọc này.

Chúng ta lần lượt thử xem hai ví dụ, một cho xu hướng từ tăng sang giảm và một từ xu hướng sideway chuyển sang trend giảm.

Xu hướng tăng chuyển sang xu hướng giảm

chinh-xac-thi-khi-nao-ta-co-the-chap-nhan-gia-da-thay-doi-xu-huong-traderviet-2.png
Xu hướng tăng của chúng ta bắt đầu từ phía bên trái chart, vùng mình đánh dấu màu xám là vùng đỉnh cao nhất và vùng đáy hướng đến đỉnh của xu hướng tăng hay còn gọi là điểm TVP. Từ mũi tên đầu tiên, giá đóng cửa qua mức hỗ trợ bên dưới, sau đó giá tiếp tục hình thành một nến doji, rồi lại một nến pinbar đảo chiều. Trông thì có vẻ giá đã từ chối vùng giá mới này và có thể quay ngược trở lại xu hướng tăng cũ, nhưng không, hai cây nến tiếp theo vẫn chưa có biểu hiện gì của thị trường, giá vẫn tiếp tục giảm. Đến đây (mũi tên thứ ba), ta có thể chấp nhận là giá đã di chuyển bên dưới điểm TVP, và xu hướng chính thức chuyển sang xu hướng giảm.

Xu hướng sideway chuyển sang xu hướng giảm

chinh-xac-thi-khi-nao-ta-co-the-chap-nhan-gia-da-thay-doi-xu-huong-traderviet-3.png
Ví dụ này dễ nhìn hơn so với chart trên, bạn thấy giá đóng cửa mạnh qua đường hỗ trợ. Tiếp theo, giá hình thành một nến doji. Điều thú vị là nến doji này không từ chối vùng giá mới, mà đuôi nến quay lên trên từ chối quay lại vùng giá cũ. Nhiều Trader gọi hành vi này là breakout và retest, tức là sau khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, nó quay lại chạm vào mức vừa phá vỡ rồi mới đi tiếp. Vị trí mũi tên thứ hai cũng tương tự như vậy, những hành vi giá như thế này chứng minh ta nên nghĩ là giá đã chấp nhận di chuyển ở vùng mới hơn là quay lại vùng giá cũ, theo đó xu hướng đã thay đổi.

Hãy tập trung vào hành vi của giá, bạn sẽ hiểu xu hướng đã thay đổi hay chưa.

Xem thêm

>> Một số ví dụ giúp anh em hiểu cách xác định xu hướng của Lance Beggs

>> Chấp nhận và từ chối, hai khái niệm quan trọng giúp Trader xác định nhanh hành vi giá

Tham khảo YTC Vol 2
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Bài viết khá hay, hiện tại mình đã chuyển sang trade theo biểu hiện giá tại các mức hỗ trợ và kháng cự. Theo mình khi quan sát giá tại các vùng này, sẽ giống như là 1 trận chiến giữa 2 bên long và short, cho đến khi nào 1 bên yếu đi thì giá tất yếu sẽ di chuyển về bên mạnh.
 
Chart đã chạy xong rồi mình phân tích thì sao chẳng ra được hướng hả bác Trình :p
 
Cảm ơn bác, bài minh họa rõ hơn về việc thế nào là "giá chấp nhận"! E đã thông hơn rồi! ;)
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên