Lội ngược quá khứ tìm hiểu lịch sử đồng Bảng Anh (Phần cuối)

Lội ngược quá khứ tìm hiểu lịch sử đồng Bảng Anh (Phần cuối)

Lội ngược quá khứ tìm hiểu lịch sử đồng Bảng Anh (Phần cuối)

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
I. 2008: Khủng hoảng tài chính và sự ác cảm về rủi ro

Năm 2008 có thể là khởi đầu tốt đẹp với chứng khoán Việt Nam nhưng với Bảng Anh đã chứng kiến một sự mất giá lớn trong năm 2008 do tâm lý rủi ro và nhu cầu bất ngờ về Đô la. Bảng Anh giảm 36% từ đỉnh [Quý 4 2007] xuống mức 2,11 USD xuống mức 1,2 USD Quý 1 2009]. Vào đầu thế kỷ 21, Bảng Anh đã đánh mất vị thế đồng tiền dự trữ của thế giới, vì vậy khi giá tài sản tăng mạnh trong năm 2007-2008 thì đồng bảng Anh cũng giảm. Hai loại tiền tệ mạnh thực sự lúc này là đô la Mỹ và Yên Nhật.

Điều này đã đưa ra một cuộc tranh luận thú vị về việc liệu các quốc gia có nên tự nguyện gánh một khoản nợ lớn đổi lại một số tiền đô la hoặc yên Nhật trong kho bạc nhằm giữ an toàn.

lich-su-dong-bang-anh-40-traderviet-1.png

Ở một diễn biến khác, Anh Quốc bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, bạn hình dung 36% là rất lớn, khó có thể mà bù đắp lại được. Quả thật, phải mất 6 năm sau tức hè năm 2014 đồng bảng Anh mới trở lại được mức trước khủng hoảng, với tỷ lệ nợ/ GDP tăng từ 51% năm 2008 lên 89% trong năm 2014.

Quay lại thời điểm khủng hoảng năm 2008: Giống như nhiều ngân hàng trung ương khác phản ứng khi có khủng hoảng, BoE đã giảm lãi suất từ 5% vào đầu năm 2008 xuống còn 0,5% trong quý 1 năm 2009 (mức thấp nhất kể từ khi thành lập BoE năm 1694). Ngoài ra, Ngân hàng Anh in thêm 375 tỷ đô la tiền mới từ năm 2009 đến năm 2012.

Hàng loạt các biện pháp được thông qua đã mang lại lợi ích cho đồng bảng Anh, được coi là "rẻ" hoặc bị định giá thấp. Bảng Anh đã khôi phục lại 50% giá trị trong 3 quý và đạt mức cao 1,71 đô la trong quý 3 năm 2009; tuy nhiên, sự phục hồi này chưa thấm vào đâu thì đã phải chịu thêm khủng hoảng nợ công Châu Âu và khủng hoảng Hy Lạp, ảnh hưởng đến nền kinh tế Anh.

J. 2011 - mùa hè 2013: Giai đoạn buồn tẻ

Thật kỳ lạ, khủng hoảng nợ công lần 1 đồng Bảng Anh không bị ảnh hưởng khá nhiều, nhưng cuộc khủng hoảng nợ công lần 2 diễn ra vào giữa quý 3 năm 2011 và giữa năm 2012 thì hoàn toàn ngược lại, ảnh hưởng không quá nhiều. Trong gần hai năm rưỡi, Bảng Anh được giao dịch quanh mức 1,50 đô la - 1,60 đô la với áp lực giảm điểm vào đầu năm 2013. Áp lực xuất hiện là do Bảng Anh rớt xếp hạng tín dụng AAA lần đầu tiên kể từ năm 1978.

Vào thời điểm đó, các nhà đầu tư đã bắt đầu dự đoán rằng Bảng Anh sẽ quay lại ngưỡng hỗ trợ 1.40-1.4250 do Bảng Anh rõ ràng không phải là đồng tiền “hot” vào thời điểm đầu năm 2013.

Bất chấp sự suy yếu của Anh, đồng bảng Anh không giảm sâu hơn, bởi vì nó được cứu bởi FED và đồng đo la Mỹ cũng đang trong tình trạng “hôn mê”, dậm chân tại chỗ. Trong quý cuối cùng của năm 2012, FED đã phải thúc đẩy các giao dịch mua hàng tháng với tổng trị giá 85 tỷ đô la nhằm tăng năng suất. Điều này vô tình ngăn cản sự mất giá hơn nữa của đồng bảng Anh.

lich-su-dong-bang-anh-40-traderviet-2.png

K. Tháng 8 năm 2013: Thống đốc BoE mới Mark Carney nhậm chức và đồng Bảng trải qua một năm tuyệt vời

Vào mùa hè năm 2013, Mark Carney đã rời Ngân hàng Canada để tiếp quản vị trí của Mervyn King làm Thống đốc mới của Ngân hàng Anh. Tiếp theo là một loạt các tin tức tốt và tích cực ở Anh; Bảng Anh chuyển từ trạng thái “không quan tâm” sang trở thành tiền tệ yêu thích của thương nhân.

Bảng Anh tăng vọt từ mức thấp 1,48 đô la để đạt mức cao nhất trong 6 năm 1,72 đô la. Hơn nữa, Anh là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất trong năm 2014, mức tăng trưởng hàng năm là 2,9% (vượt Mỹ 2,4%).

L. Mùa hè năm 2014: Đồng đô la thức dậy và bắt đầu cho thị trường giảm của đồng Bảng Anh

Những lời tích cực cuối cùng về nền kinh tế Anh xuất hiện từ miệng Carney trong một bài phát biểu ông tại Mansion House vào ngày 12 tháng 6 năm 2014 (cùng đêm khai mạc World Cup tại Brazil). Ông nói rằng Anh đang trên đà tích cực (tức là các nguyên tắc cơ bản là tốt) và ám chỉ rằng Ngân hàng Anh có thể tăng lãi suất sớm hơn so với thị trường dự kiến. Vào thời điểm đó, tôi nhớ rằng thị trường tương lai (futures market) đã tăng giá 25% vào cuối Q4 2014.

Tuy nhiên, sau đó một vài tuần mọi thứ bắt đầu đi ngược những gì ông ấy nói và ngày càng có nhiều người bắt đầu nhận thấy rằng bảng Anh đang có dấu hiệu “mệt mỏi” và sự tích lũy đang đến. Ngoài ra, tháng 5 năm 2014 cũng là thông báo về “Cái chết của Euro” và mọi người chuyển sự quan tâm qua thế lực còn lại đó là đồng Dollar. Và điều đó đã xảy ra… Theo chỉ số DXY, đồng đô la tăng 25% so với các đối tác thương mại chính trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015. Bảng Anh giảm từ 1,72 đô la xuống còn 1,4635 đô la trong cùng thời kỳ đó.

Đầu năm 2015, hầu hết những người tham gia thị trường đều kỳ vọng rằng thị trường sẽ tăng thêm 15% đến 20% khi FED bắt đầu chu kỳ thắt chặt.

*Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> 6 cách hàng đầu chính phủ dùng chống giảm phát

>> Chính phủ sử dụng những phương pháp nào để kiểm soát lạm phát?


Nguồn traderlife.co.uk
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên