Những vụ sụp đổ thị trường lớn nhất lịch sử - Công ty SSC United Kingdom (1711)

Những vụ sụp đổ thị trường lớn nhất lịch sử - Công ty SSC United Kingdom (1711)

Những vụ sụp đổ thị trường lớn nhất lịch sử - Công ty SSC United Kingdom (1711)

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Thời gian diễn ra: Năm 1711

Địa điểm: Vương quốc Anh

Thiệt hại: Cổ phiếu của công ty South Sea Company (SSC) được giao dịch với giá 1.000 bảng Anh (chưa được điều chỉnh cho lạm phát) và sau đó giá giảm xuống còn 0 đồng vào nửa cuối năm 1720. Một số lượng tiền lớn khổng lồ đã mất.

[B]“Mặt trời” không bao giờ lặn ở Vương Quốc Anh[/B]


Câu chuyện bắt đầu từ những năm 1700 ở đế quốc Anh và hậu quả lan rộng ra toàn bộ địa cầu. Lại nói một chút về lịch sử, thế kỷ mười tám là thời kỳ thịnh vượng và sang trọng bậc nhất của người Anh. Một bộ phận lớn dân chúng có dư tiền nhàn rỗi và đang tìm kiếm nơi để đầu tư. Vì vậy, công ty South Sea đã không gặp vấn đề gì khó khăn lắm khi tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư.

south-sea-company-1.png

Thời đó đã có loại hình góp cổ phần đầu tư vào công ty rồi, tuy nhiên vẫn rất khó để tiếp cận. Ví dụ như Công ty Đông Ấn (East India Company) đã trả cổ tức không phải đóng thuế cho các nhà đầu tư của họ nhưng chỉ giới hạn ở con số 499 nhà đầu tư. Sự khan hiếm của các cổ phiếu phát hành và lợi nhuận thấy rõ của việc đầu tư cổ phiếu đã làm công chúng có tiền sôi sục tìm mọi cách để được đầu tư vào các công ty. SSC là một trong những mục tiêu mà những kẻ có tiền khao khát.

SSC có một chiến lược rất khác trong việc phát hành cổ phiếu, họ không quan tâm tới những nhà đầu tư hạng sang, họ tập trung vào nhà đầu tư tầm trung. Người ta mua cổ phiếu của SSC trong 3 nốt nhạc, cứ ra là hết mà không ai quan tâm đến vấn đề kinh doanh của công ty này cả. Hay hơn nữa là SSC đã bỏ nhiệm nhiều vị trí Giám đốc quan hệ công chúng, nhiệm vụ của họ là thiết lập mối quan hệ với “con mồi” nhằm tìm kiếm đầu tư.

[B]Công ty Mississippi bổ sung "nhiên liệu" vào vụ nổ[/B]


Không lâu sau sự xuất hiện của SSC lại một công ty Anh Quốc khác Mississippi Company (MC), đã thành lập tại Pháp. Công ty đứng tên bởi một người Anh Quốc sống lưu vong tên là John Law. Ý tưởng của ông là chuyển đổi hệ thống tiền tệ từ vàng sang bạc thành hệ thống tiền giấy. Nhờ ý tưởng này công ty Mississippi đã thu hút sự chú ý của tất cả các nhà kinh doanh trên lục địa và cho họ lý do để quăng tiền đầu tư vào MC.

Chẳng bao lâu tổng giá trị của cổ phiếu của MC đã có giá trị hơn 80 lần so với tổng số vàng và bạc ở Pháp. Bí mật đằng sau là ngài John Law ngày đêm âm thầm mua lại các công ty phá sản để chứng tỏ cho mọi người thấy rằng tập đoàn khổng lồ đang phình to.

Sự danh tiếng và thành công của MC đã vượt ra khỏi phạm vị nước Pháp, trở thành niềm tự hào của Đế Quốc Anh và mọi người tin rằng các công ty Anh là không bao giờ thất bại. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư SSC đang tuyệt vọng vì công ty làm ăn quá bết bát và họ đã mù quáng khi nghĩ rằng SSC đang thiếu tiền(các lô hàng len bị làm lỗi và bị hủy ở các cảng nước ngoài) và mọi người muốn mua thêm nhiều cổ phiếu để giúp SSC vực dậy. SSC đã có điều họ muốn, đợt phát hành cổ phiếu tiếp theo đã được mua đắt như tôm tươi, đi kèm là lời hứa của Mọi người đều điên cuồng.

[B]Một gói cứu trợ[/B]


Cuối cùng, đội ngũ quản lý của SSC đã dừng lại và nhận ra rằng giá trị cổ phiếu của họ không hề phản ánh giá trị thực tế của công ty. “Kẻ không vì mình trời chu đất diệt” họ bán cổ phần của họ vào mùa hè năm 1720 và hy vọng không ai rò rỉ sự thất bại của công ty ra cho các cổ đông khác.

Không được bao lâu sau tất cả những tin xấu về SSC đã lan rộng ra ngoài và cơn điên cuồng đã tăng lên gấp 10 lần lúc mua cổ phiếu, mọi người đồng loạt bán ra ồ ạt, bất kể giá nào. Cái bong bóng SSC đã bị chích lủng hiệu ứng domino kéo tới đất nước Pháp, cụ thể là Công ty Mississippi và cả hai mã cổ phiếu này đều chỉ còn là mớ giấy lộn vô giá trị.

Một sự sụp đổ hoàn toàn, các ngân hàng may mắn không phá sản theo do vị thế nền kinh tế của Anh Quốc lúc đó quá lớn và chính phủ đã hỗ trợ nhiều để nhanh chóng ổn định ngành ngân hàng. Chính phủ Anh đã cấm việc cấp Chứng chỉ chứng khoán, luật này giữ nguyên mãi cho đến năm 1825.

* Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> Những vụ sụp đổ thị trường lớn nhất lịch sử - Bong bóng Hoa Tulip ở Hà Lan (1630s)

>> Bong bóng thị trường là gì?

>> [Bán sách] Thương Vụ Để Đời - Nếu muốn bắt đỉnh và làm 1 cú trade để đời, hãy thử đọc quyển sách này

>> Review sách Thương Vụ Để Đời - Cú đổ vỡ siêu bong bóng tài chính 2017-2019


Nguồn investopedia.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:
cảm ơn bác nhé e rât thích bài viết của bác . e ko bỏ bất cứ bài nào hết . cô gắng post nhieu bai lên nhé
 
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,976 Xem / 91 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 292 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 384 Xem / 23 Trả lời
  • finfin trong Sách Trading - Sách Đầu Tư Tài Chính 66,851 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 567 Xem / 17 Trả lời
  • black trong Hệ thống giao dịch - Trading system 18,829 Xem / 24 Trả lời
  • Will Nguyen trong Hệ thống giao dịch - Trading system 46,215 Xem / 157 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên