[Quản lý rủi ro] Tiến sỹ trader Van Tharp nghĩ gì về Reward và Risk ?

[Quản lý rủi ro] Tiến sỹ trader Van Tharp nghĩ gì về Reward và Risk ?

[Quản lý rủi ro] Tiến sỹ trader Van Tharp nghĩ gì về Reward và Risk ?

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,307
Bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ bàn về nhiều khía cạnh quản lý rủi ro của hệ thống giao dịch. Tiến sĩ Van Tharp sẽ chia sẻ cho chúng ta những khái niệm và kỹ thuật quản lý vốn, đo lường hiệu suất hệ thống giao dịch một cách bài bản và có hệ thống. Trong bài viết này chúng ta sẽ có thế:

+ Đặt stoploss hợp lý cho các thị trường

+ Xây dựng một bảng thống kê giao dịch có hệ thống

+ Biết được kỳ vọng lợi nhuận có thể đạt được cho mỗi lệnh (Expectancy)

+ Đo lường chất lượng của hệ thống giao dịch.

2131199-559bd2ceb743ea0fa51f10c27d433473.jpg

Một trong những quy tắc chủ yếu làm nên một giao dịch tốt là luôn luôn phải có điểm thoát lệnh trước khi vào lệnh. Điểm thoát lệnh chính là kịch bản cho trường hợp tệ nhất khi giao dịch. Trong thị trường đầy biến động như thị trường tài chính, việc đối diện với những trường hợp xấu nhất là hết sức bình thường. Do đó, lúc nào ta cũng cần chuẩn bị tinh thần và viết một kịch bản đẹp cho nó.

Hầu hết các trader triết lý sở hữu vài tiêu chí thoát lệnh. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới và không có phương pháp thoát lệnh, tôi khuyến nghị ở mức 75% giá vào lệnh, nếu bạn là trader chứng khoán. Ví dụ, nếu bạn mua 1 cổ phiếu $40, thoát lệnh nếu giá còn $30 hoặc thấp hơn.

Nếu bạn là một future trader, xác định giá trị ATR 20 ngày và nhân cho 3. Nếu giá rớt xuống mức này, bạn phải thoát lệnh.

Stoploss ban đầu của bạn được định nghĩa là rủi ro ban đầu (initial risk). Ví dụ cổ phiếu $40, rủi ro ban đầu là $10/cổ phiếu, tôi gọi $10 = 1R. Nếu bạn biết rủi ro ban đầu của bạn, bạn có thể tính toán kết quả giao dịch dựa trên rủi ro ban đầu R.

Nếu lợi nhuận của bạn là $40 / cổ phiếu, bạn tăng được 4R. Nếu bạn lỗ $15 / cổ phiếu, bạn lỗ 1.5R. Lỗ lớn hơn 1R có thể xảy ra khi biến động giá tăng bất ngờ.

Tiếp tục vài ví dụ. Nếu cổ phiếu tăng $110, bạn kiếm được bao nhiêu R? Lợi nhuận của bạn là $100 và rủi ro ban đầu là $10, và vì thế bạn đã kiếm được 10R lợi nhuận.

Tiếp tục xem lại lịch sử giao dịch của bạn và tính chúng chúng dựa trên R, ta sẽ được các bội số của R (R-multiples). Rủi ro ban đầu của bạn là gì? Tổng lời và tổng lỗ của bạn là bao nhiêu?

Nếu bạn không biết R của bạn là bao nhiêu, hãy lấy mức trung bình thua lỗ để ước tính con số đó.

table.png


Ở đây chúng ta có 3 giao dịch lỗ: $567, $1,333 và $454. Mức thua lỗ trung bình là $785.67 và chúng ta sẽ lấy con số này là R. (Nếu bạn biết R của bạn từ đầu thì khỏi phải tính trung bình như vậy, vì R bạn có sẽ chính xác hơn). Từ con số R này, chúng ta tính được cột bội số R (R-multiple) cho hệ thống giao dịch.

Khi bạn tính hết cột này, sẽ có nhiều thưc bạn có thể làm với nó. Ví dụ, bạn có thể tính bội số R trung bình, con số này còn được gọi với thuật ngữ quen thuộc - expectancy (mức kỳ vọng lợi nhuận). Expectancy cho phép bạn kỳ vọng trung bình 1 giao dịch bạn có thể lời được bao nhiêu R.

RRR.png

Bội số R trung bình chính là Expectancy (mức kỳ vọng lợi nhuận của trader)

Tôi khuyến nghị bạn nên có ít nhất 30 giao dịch để tính được bội số R và Expectancy như bản trên.

Ở ví dụ trên, chúng ta tính được Bội số R trung bình hay Expectancy là 0.68R. Con số này có ý nghĩa gì?

Expectancy = 0.68R có nghĩa là trung bình bạn sẽ kiếm được 0.68R cho một lần giao dịch. Hay nói cách khác, khi giao dịch 100 lệnh, bạn sẽ kiếm được khoảng 68R. (R tính làm sao thì phần trên đã nói rồi).

Độ lệch tiêu chuẩn sẽ nói cho bạn biết mức độ dao động trung bình của expectancy. Bởi vì 0.68R chỉ là con số trung bình, có thể bạn sẽ kiếm được 2R cho một lệnh nào đó, hoặc có lúc bạn bị lỗ tới -1.5R, độ lệch chuẩn cho ta một khoảng dao động mà ta có thể thấy được. Nhờ độ lệch tiêu chuẩn, bạn có thể xác định được chất lượng của hệ thống giao dịch.

Trong ví dụ này, chúng ta tính tóan được độ lệch tiêu chuẩn là 0.36, đây là tỷ lệ xuất sắc. Con số này trên 0.25 thì hệ thống giao dịch của bạn có thể chấp nhận được.

Đây là những concepts do Tiến sĩ Van Tharp chia sẻ cho chúng ta. Có thể kiến thức trình độ tiến sĩ này hơi khó hiểu đối với trader bình dân như chúng ta. Nhưng thiết nghĩ anh em cũng nên biết ít nhiều và áp dụng nó, vì nói cho cùng, chúng ta vẫn đang ráo riết đi tìm cách để tối ưu hóa hệ thống giao dịch nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất.

Xem thêm:

>> [Quản lý rủi ro] Tối đa lợi nhuận và tối thiểu rủi ro - có thể làm được không ?

>> [Quản lý rủi ro] Đọc xong bài này, có lẽ bạn sẽ có suy nghĩ khác về Drawdown !


Theo Van Tharp
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên