Theo nghề tài chính - Chuyên viên tư vấn tài chính

Theo nghề tài chính - Chuyên viên tư vấn tài chính

Theo nghề tài chính - Chuyên viên tư vấn tài chính

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ công việc cố vấn tài chính là một trong những công việc rất quen thuộc. Công việc này tập trung chủ yếu vào việc cung cấp dịch vụ tài chính cho các nhà đầu tư bán lẻ. Thuật ngữ chung "cố vấn tài chính" có thể áp dụng cho nhiều loại tài chính khác nhau

[B]Nơi làm việc tư vấn tài chính[/B]


chuyen-vien-tu-van-tai-chinh-traderviet-2.png

Vai trò cố vấn tài chính không giống với nhiều loại hình nghiệp vụ tài chính khác vì cố vấn tài chính có ở rất nhiều nơi chứ không chỉ ở phố Wall mới thấy. Các cố vấn tài chính làm việc chặt chẽ với khách hàng và dành phần thời gian của họ để tương tác với khách.

Các công ty tư vấn tài chính lớn thường có chi nhánh ở các thành phố lớn, chi nhánh nhỏ ở các thành phố lân cận.Công việc cố vấn tài chính đôi khi cũng thoải mái, có thể làm việc từ xa thông qua skype, viber miễn là khách hàng đồng ý.

[B]Làm thế nào để có được một công việc tư vấn tài chính[/B]


Thông thường, ứng viên cho vị trí cố vấn tài chính ít nhất phải có bằng đại học, nhưng không bắt buộc. Tuy nhiên, hầu như tất cả các cố vấn tài chính đều phải có một số giấy phép trong ngành chứng khoán, và để có được giấy phép này các cố vấn phải nghiên cứu và thông qua một loạt các kỳ thi.
Nhiều chương trình cấp phép cũng yêu cầu người cố vấn tham gia vào các chương trình giáo dục thường xuyên và tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức.

Nhiều cố vấn tài chính được chứng nhận bởi Certified Financial Planner (CFP), đặc biệt là những cố vấn làm việc độc lập và cung cấp cho khách hàng các kế hoạch và tư vấn về thuế cùng với chứng khoán. Bằng chứng nhận Certified Public Accountants (CPA) là “xịn” nhất, được tư vấn toàn bộ tổng thể tài chính cho khách hàng, nhiều cố vấn luôn cố gắng có bằng cấp này.

[B]Các loại công việc của nhà tư vấn tài chính[/B]


Công ty Cổ phần / Tư vấn Tài chính


Công việc này có thể được tìm thấy ở các công ty lớn như Morgan Stanley hoặc các công ty môi giới nhỏ hơn như Charles Schwab hoặc Edward Jones. Ở các công ty lớn, nhân viên mới thường được tham gia một khóa đào tạo để có kiến thức nền về những điều cơ bản của ngành tài chính, về công ty và các hệ thống cấp giấy phép.

Các nhân viên đạt yêu cầu sẽ được học tiếp giấy phép Series 7 & 63. Những nhân viên này sau đó sẽ trở thành những nhà môi giới độc lập tự tìm kiếm khách hàng của riêng mình.. Ban đầu, công việc có thể khá khó chịu, vì phải gọi điện thoại liên lạc để kiếm khách. Nhưng nếu có duyên, dần dà có vài khách mối thì thu nhập của bạn sẽ ổn định.

Nhà lập kế hoạch tài chính


Các nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận (Certified financial planners - CFPs) có nhiều khả năng thăng tiến hơn là các nhà môi giới chứng khoán làm việc tại các công ty nhỏ hoặc tư nhân. Ở Mỹ, người làm CFP có xu hướng thu hút các khách hàng cá nhân có tinh thần kinh doanh, cũng như những người đang làm việc trong một môi trường công sở.

chuyen-vien-tu-van-tai-chinh-traderviet-4.png

CFP có thể tư vấn cho khách hàng cá nhân cách sử dụng tiền hiệu quả, tiết kiệm cho nghỉ hưu hoặc với những cá nhân có nhu cầu muốn kinh doanh, CFP sẽ tư vấn cân bằng chi phí cá nhân và khoản tiền dành dụm để khởi nghiệp. CFP làm việc với các khách hàng cá nhân để giúp họ quản lý tài chính nỗ lực để đạt được mục tiêu dài hạn của họ. Bao gồm các hoạt động như kế hoạch thuế, dịch vụ bất động sản, v.v ...

Chuyên viên quản lý tài sản riêng


Các chuyên viên quản lý tài sản riêng làm việc với các cá nhân giàu có để thay họ quản lý tài chính. Kích thước tài khoản tối thiểu có thể là hàng triệu đô la. Chuyên viên quản lý tài sản riêng có thể làm việc tại một công ty chuyên biệt phục vụ cho khách hàng này hoặc họ có thể làm việc trong một bộ phận chuyên môn của một công ty môi giới hoặc ngân hàng lớn.

chuyen-vien-tu-van-tai-chinh-traderviet-3.png

Công việc hàng ngày của một huyên viên quản lý tài sản riêng bao gồm việc gặp gỡ khách hàng để thảo luận về các mục tiêu của họ và giúp họ quản lý tài chính của họ đối với những mục tiêu đó. Hầu hết khách hàng đã đạt được sự giàu có nên các huyên viên quản lý tài sản riêng thường quan tâm đến việc duy trì mức độ giàu có hơn là tạo ra sự giàu có mới.

Họ cũng có thể tham gia sâu hơn vào kế hoạch thuế và đầu tư chuyên biệt, chẳng hạn như các bộ sưu tập nghệ thuật và bất động sản.

*Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> Theo nghề tài chính - Công việc Trading

>> Theo nghề tài chính - Những nghiệp vụ tại ngân hàng đâu tư


Nguồn investopedia.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 47 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 171 Xem / 8 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 4,026 Xem / 81 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 372 Xem / 2 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,660 Xem / 1,105 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên