Tỷ giá hối đoái thả nổi là gì?

Tỷ giá hối đoái thả nổi là gì?

Tỷ giá hối đoái thả nổi là gì?

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Tỷ giá hối đoái thả nổi (floating exchange rate) tức là giá trị của đồng tiền đó được xác định dựa trên cung và cầu so với các đồng tiền khác. Điều này trái ngược với tỷ giá hối đoái cố định (pegging/fixed exchange rate) là chính phủ chủ động 100% việc xác định tỷ giá của đồng tiền. Các loại tiền tệ của hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới được phép thả nổi tự do sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1971.

[B]Giải thích về tỷ giá hối đoái thả nổi[/B]


Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương quốc gia vẫn có thể can thiệp tỷ giá thả nổi bằng cách điều chỉnh trong chính sách tài chính dài hạn của đất nước đều phản ánh sức mạnh kinh tế tương đối và sự khác biệt về tỷ lệ lãi suất giữa các quốc gia, những động thái ngắn hạn có thể phản ánh sự đầu cơ, tin đồn và thiên tai tự nhiên hoặc nhân tạo. Những động thái ngắn hạn cực đoan có thể dẫn đến sự can thiệp của các ngân hàng trung ương vào lãi suất thả nổi.

ti-gia-hoi-doai-tha-noi-traderviet-2.png

Trong tỷ giá hối đoái thả nổi, các ngân hàng trung ương mua hoặc bán đồng nội tệ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái; điều này có thể nhằm mục đích làm ổn định thị trường đang biến động hoặc đạt được sự thay đổi lớn về lãi suất. Các ngân hàng trung ương, như các quốc gia thuộc nhóm G-7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh Quốc và Hoa Kỳ) thường làm việc với nhau để phối hợp can thiệp nhằm tăng mạnh sự tác động.

Nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Một ví dụ nổi bật về sự can thiệp thất bại đã diễn ra vào năm 1992, khi George Soros dẫn đầu cuộc tấn công vào bảng Anh. Đồng tiền này đã gia nhập Cơ chế Tỷ giá hối đoái Châu Âu (European Exchange Rate Mechanism - ERM) vào tháng 10 năm 1990; ERM được thiết kế để hạn chế sự biến động tiền tệ. Soros tin rằng đồng bảng đã tham gia với một tỷ lệ quá cao và ông đã tấn công đồng bảng Anh. Ngân hàng của Anh đã buộc phải phá giá đồng bảng và rút khỏi ERM. Sự can thiệp thất bại đã gây tổn hại cho kho bạc Anh Quốc lên tới 3,3 tỷ bảng Anh.

Các ngân hàng trung ương cũng có thể can thiệp gián tiếp vào thị trường tiền tệ thông qua tăng hoặc giảm lãi suất để tác động đến dòng vốn của các nhà đầu tư vào nước mình.

* Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> Chính sách neo tỉ giá là gì?

>> Ngân hàng Thế giới là gì?


Nguồn investopedia.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 498 Xem / 47 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 3 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,126 Xem / 111 Trả lời
  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 442 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 314 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 813 Xem / 20 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên