Toàn tập về đường xu hướng (Trendline) - Cách vẽ và phân biệt những đường xu hướng chất lượng

Toàn tập về đường xu hướng (Trendline) - Cách vẽ và phân biệt những đường xu hướng chất lượng

Toàn tập về đường xu hướng (Trendline) - Cách vẽ và phân biệt những đường xu hướng chất lượng

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,435
29,126
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/ThyTDV2-1715584936.png
Chủ đề liên quan
87703, 87687, 86292, 87609
Đường xu hướng có thể giúp nhà giao dịch xác định xu hướng dài hạn và có khả năng thu được lợi nhuận từ chúng. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn cho anh em trader mọi thứ cần biết về đường xu hướng, từ những điều cơ bản như vẽ đường xu hướng đến cách sử dụng chúng vào trong việc giao dịch như thế nào.


Cách vẽ đường xu hướng


Bạn nên đợi 3 điểm tiếp xúc trên biểu đồ được xác nhận để vẽ đường xu hướng. Bởi vì thực tế bạn luôn có thể kết nối bất kỳ hai điểm ngẫu nhiên nào trên biểu đồ nhưng nếu như dùng ba điểm thì nó không còn là ngẫu nhiên nữa.

Như trường hợp bên dưới:

1715583889826.png


Câu hỏi tiếp theo được đặt ra đó là bạn nên sử dụng thân nến hay đuôi nến để vẽ đường xu hướng?

Câu trả lời đó là sử dụng sự hợp lưu của cả hai. Hay đơn giản đó là bạn cần vẽ một đường xu hướng có được những điểm tiếp xúc và hợp lưu tốt nhất cũng như nhiều nhất xung quanh đường xu hướng của mình.

Không có nguyên tắc nào về việc vẽ thân nến thì tốt hay đuôi nến mới tốt cả. Chỉ cần tìm đường xu hướng mang lại cho bạn nhiều sự hợp lưu nhất mà không bị vi phạm quá nhiều là được.

Đồng thời tính nhất quán là rất quan trọng, bạn nên xác định cho mình một cách vẽ đường xu hướng sau đó bám sát theo cách vẽ này để tránh trường hợp bị nhiễu và có được kết quả giao dịch nhất quán.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

1715583910779.png


Ta thấy ở biểu đồ trên có 2 đường xu hướng có ba điểm chạm xác nhận cho nó và bạn có thể thấy được cách thức sử dụng cả đuôi nến và thân nến để vẽ đường xu hướng này và trong tường hợp trên thì cả hai đường xu hướng đều hợp lệ.


Đường xu hướng phía trên và phía dưới


Câu hỏi tiếp theo đó là bạn nên nối đỉnh đáy như thế nào để hình thành đường xu hướng?

Câu trả lời đơn giản đó là trong xu hướng giảm thì chúng ta nối đỉnh và trong xu hướng tăng thì nối đáy để hình thành đường xu hướng.

Điều này có hai lợi ích đó là bạn có thể sử dụng các cú chạm để tham gia giao dịch theo xu hướng và khi xu hướng bị phá vỡ thì chúng ta có thể sử dụng tín hiệu này để giao dịch đảo chiều.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

1715583973405.png


Tín hiệu phá vỡ đường xu hướng được xem như là một tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ và nhà giao dịch hoàn toàn có thể sử dụng tín hiệu này kết hợp vào trong việc giao dịch.


Độ dốc và góc của đường xu hướng thể hiện sức mạnh của thị trường


Khi bạn nhìn vào độ dốc của một đường xu hướng bạn có thể nhanh chóng biết được sức mạnh hiện tại của thị trường như thế nào.

Một xu hướng mạnh thường sẽ có đường xu hướng rất dốc, nhìn vào đó bạn có thể thấy được thị trường đang tăng nhanh và đà tăng mạnh.

Như trường hợp bên dưới:

1715584046941.png



Thị trường tăng mạnh và các đường xu hướng rất dốc, nhìn vào đường xu hướng bạn có thể hình dung được sức mạnh của thị trường một cách hoàn hảo.

Còn như trường hợp bên dưới chúng ta thấy một xu hướng giảm với nhiều đường xu hướng có góc khá thoải:

1715584066799.png


Càng về sau đường xu hướng càng thoải thể hiện cho chúng ta thấy thị trường hiện tại đang dần mất đi sức mạnh.


Đọc cấu trúc xu hướng


Các bạn nhìn hình bên dưới thể hiện cho chúng ta xu hướng giảm dài hạn của thị trường:

1715584125545.png


Trong một xu hướng chính các nhà giao dịch bắt đầu tìm kiếm các giai đoạn tích lũy yếu và áp dụng các đường xu hướng cho những biến động giá đó.

Một đường xu hướng bên dưới sẽ cho chúng ta thấy rằng giai đoạn tích lũy không có nhiều cơ hội để đảo chiều tăng giá. Bên bán vẫn tiếp tục đấy giá đến gần đáy của giai đoạn giá tích lũy này, trong khi đáy cao hơn được hình thành khá yếu và bên mua không thể nhảy vào chiếm lấy ưu thế trong hành động giá.

Tất nhiên là không phải lúc nào bạn cũng có thể vẽ được một đường xu hướng, nhưng khi bạn xác định được nó thì đó có thể là những thiết lập giao dịch có xác suất cao.




Mô hình nêm với đường xu hướng


Các mô hình biểu đồ trong phân tích kỹ thuật đều dựa trên nguyên tắc của đường xu hướng. Ví dụ như mô hình bên dưới là một trong những mô hình biểu đồ phổ biến và chúng ta có thể áp dụng kiến thức về đường xu hướng trong trường hợp này một cách hiệu quả.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

1715584331585.png


Đường xu hướng bên dưới cho thấy giá giảm chậm do góc của đường xu hướng bên dưới quá thoải điều này cho thấy người bán đã không còn mạnh mẽ trong giai đoạn này nữa.

Thị trường thực hiện nhiều cú hích và kết thúc lại là bằng một cú phá vỡ giả . Mô hình này chúng ta còn gọi nó là mô hình bẫy giá tăng hoặc giảm.

Hai đường xu hướng cùng hội tụ lại cho thấy thị trường đang trong giai đoạn củng cố và thị trường ngày càng chậm lại do hình thành những con sóng ngày càng nhỏ đi.

Đối với mô hình nêm thì bạn không nên thực hiện bất kỳ một vị thế mới nào cho tới khi đường xu hướng phía trên bị phá vỡ và một động thái tăng giá có thể đang được bắt đầu.


Sự chuyển đổi hỗ trợ kháng cự


Sự hoán đổi vai trò của đương xu hướng là một công cụ mạnh mẽ làm nổi bật sự thay đổi tiềm năng trong hành vi của giá.

Khi một mức giá liên tục bật ra khỏi đường xu hướng, nó sẽ đóng vai trò là mức kháng cự tuy nhiên việc giá phá vỡ lên trên đường xu hướng kháng cự này có thể báo hiệu cho chúng ta về sự thay đổi sức mạnh của thị trường.

Nếu như giá quay trở lại đường xu hướng cũ này thì nó thường tìm thấy sự hỗ trợ tại đó vì người mua có thể nhận thấy mức kháng cự trước đó là một vùng giá trị mới.

Như trường hợp bên dưới:

1715584390898.png



Sư bật lên mạnh mẽ từ đường xu hướng


Đôi khi bạn có thể thấy được hành động giá có chút quá nhiệt tình khi chạm vào đường xu hướng, chẳng hạn như trường hợp bên dưới:

1715584420587.png


Trường hợp này xảy ra khi bạn thấy giá bùng nổ khỏi một đường xu hướng, động lượng của đợt bùng nổ này cao hơn nhiều so với bình thường. Và thực tế thì đây là một cảnh báo nguy hiểm.

Tín hiệu này cho thấy xu hướng bị mở rộng quá mức và được thúc đẩy bởi sự đầu cơ hơn là nguyên tắc cơ bản.

Động lực không bền vững này thường dẫn đến sự điều chỉnh khi thị trường điểu chỉnh theo mức định giá thực tế hơn.

Những trường hợp như trên có thể khiến người mua sớm rút khỏi thị trường và khiến cho những người đến sau mắc kẹt khi giá giảm ngược trở lại đường xu hướng thậm chí là phá vỡ đường xu hướng.

Việc xác định những cú bật nảy mạnh mẽ này khỏi đường xu hướng đòi hỏi phải tìm kiếm được sự tăng hoặc giảm giá đi chệch khỏi xu hướng ban đầu thiết lập. Mặc dù các cú phá vỡ có thể là cơ hội nhưng tín hiệu bật nảy mạnh mẽ này có thể là một tín hiệu báo hiệu xu hướng sắp kết thúc, khiến các nhà giao dịch có kinh nghiệm sẽ phải quan sát thận trọng hoặc thậm chí là chuyển đổi chiến lược theo chiều ngược lại.

Trên đây là những kiến thức quan trọng nhất về đường xu hướng, mời anh em tham khảo nhé.

Trích nguồn: tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 788 Xem / 31 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 255 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 163,934 Xem / 418 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 208 Xem / 3 Trả lời
  • captainfx trong Hội Trader giao dịch Quỹ 486 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên