Một kế hoạch giao dịch của trader chuyên nghiệp sẽ LUÔN CÓ ĐỦ 5 thành phần này

Một kế hoạch giao dịch của trader chuyên nghiệp sẽ LUÔN CÓ ĐỦ 5 thành phần này

Một kế hoạch giao dịch của trader chuyên nghiệp sẽ LUÔN CÓ ĐỦ 5 thành phần này

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,456
29,172
Rất nhiều trader cảm thấy vô định ngay trong các giao dịch của mình và bỏ lỡ nhiều cơ hội giao dịch tốt. Nếu việc này chỉ là trong ngày một ngày hai thì không sao, nhưng nếu như nó kéo dài sẽ khiến cho tinh thần của bạn bị hao mòn và thiếu niềm tin vào việc giao dịch.

Một khi bị tâm lý ảnh hưởng, trader khó có thể tránh khỏi những đợt thua lỗ triền miên, khó tránh khỏi việc giao dịch trả thù hoặc giao dịch quá mức.

Và điều này lại trái ngược với giao dịch chủ động mà trader nên có, trong đó các nhà giao dịch dự đoán biến động giá dựa trên phân tích của họ trong bối cảnh phù hợp một cách nhất quán.

Và để làm được điều này một cách dễ dàng và suôn sẻ hơn thì các trader thành công thường lên kế hoạch giao dịch trước để họ có thể chủ động hơn trong quá trình giao dịch và sau đó chỉ cần thực hiện kế hoạch là được.

Vậy nên, nếu như bạn muốn trở thành một trader chủ động hơn trong giao dịch thì nên học cách lên kế hoạch giao dịch cho bản thân một cách chi tiết, tuân thủ kế hoạch tuyệt đối và điều chỉnh những quyết định giao dịch của mình theo điều kiện thị trường tổng thể.

Và bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em trader 5 yếu tố quan trọng nhất để có được một kế hoạch giao dịch giống như của trader chuyên nghiệp nhé.

1. Bối cảnh biểu đồ tổng thể


Thông thường, trader sẽ bắt đầu phân tích trên khung thời gian lớn để xác định được cấu trúc chính của thị trường.

Rất nhiều trader lựa chọn khung ngày làm khung thời gian chính để phân tích xu hướng tổng thể. Điều này giúp trader định hình được chiến lược giao dịch đi theo xu hướng của khung thời gian lớn.

Hỗ trợ kháng cự của khung thời gian lớn cũng sẽ mạnh hơn và đáng tin cậy hơn cho trader. Vậy nên khi phân tích biểu đồ khung thời gian lớn, chúng ta nên tập trung việc phân tích cấu trúc và xác định sẵn ngưỡng hỗ trợ kháng cự trước khi chuyển về khung thời gian thấp hơn để thực hiện giao dịch.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2023-8-4_19-1-52.png


Thị trường hiện tại nằm trong xu hướng tăng và phía trên đó là ngưỡng kháng cựvùng cung. Phía dưới là 2 ngưỡng hỗ trợ quan trọng.

Dựa vào cấu trúc như hiện tại thì chúng ta tìm các cơ hội giao dịch ở khung thời gian thấp hơn sẽ phù hợp với bối cảnh của xu hướng chung. Và nên lưu ý đến ngưỡng kháng cự trên cùng. Vì nó có thể được sử dụng như là mục tiêu cho chiến lược giao dịch của trader.

[PREVIEW]https:// traderviet.org/t/dung-phuc-tap-hoa-nhung-dieu-nay-neu-muon-co-loi-nhuan-trong-giao-dich.80594/
[/PREVIEW]

2. Các tiêu chí vào lệnh


Mặc dù trên khung thời gian cao hơn cho thấy điều kiện xu hướng tổng thể, nhưng trực tiếp nhảy vào giao dịch mà không phân tích khung thời gian thấp thường sẽ mất đi nhiều lợi thế.

Ở khung thời gian thấp hơn các trader tìm các tiêu chí vào lệnh cụ thể và thiết lập kế hoạch xung quanh các tiêu chí đã lựa chọn của họ.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là khung M5:

upload_2023-8-4_19-2-24.png


Thay vì mua lên trên khung ngày thì trader có thể chờ giá quay trở lại điểm xoay (đường màu tím) trên khung ngày và xuất hiện một tín hiệu như mô hình nến hoặc mô hình biểu đồ tăng giá quanh vùng này và trader có thể mua lên khi có tín hiệu phá vỡ mô hình.

Thường thì các kế hoạch giao dịch tuân theo phương thức “nếu-thì”.

Phần “Nếu” sẽ mô tả cho trader một sự kiện hoặc một tín hiệu cụ thể trên biểu đồ giá mà trader đang chờ đợi. Còn phần “Thì” mô tả hành động mà trader sẽ thực hiện để đáp lại sự kiện đó.

Trong ví dụ trên, chúng ta có kế hoạch giao dịch nếu-thì như sau: nếu giá di chuyển về hỗ trợ là đường màu tím trên khung ngày và sau đó xuất hiện môt mô hình biểu đồ tăng giá thì chúng ta sẽ thực hiện giao dịch mua vào sau khi mô hình này bị phá vỡ.

3. Các thông số giao dịch: dừng lỗ, mục tiêu và quản lý giao dịch


Các bạn nhìn hình bên dưới thể hiện kịch bản kế hoạch giao dịch nếu-thì của chúng ta:

upload_2023-8-4_19-2-56.png


[PREVIEW]https:// traderviet.org/t/4-buoc-xac-dinh-tin-hieu-co-xac-suat-cao-dua-vao-chi-bao-rsi-ket-hop-ho-tro-khang-cu.50429/[/PREVIEW]

Có thể thấy được rằng thị trường đi như dự đoán, tại thời điểm này, giá đang tạo ra tín hiệu tham gia giao dịch.

Giờ đây thì chúng ta phải tuân theo các quy tắc của kế hoạch giao dịch đối việc đặt điểm dừng lỗ và chốt lời. Vì phần lớn trader quá tập trung vào điểm vào lệnh mà quên đi điểm dừng lỗ và chốt lời.

Điểm dừng lỗ và chốt lời là những yếu tố rất quan trọng trong một chiến lược giao dịch toàn diện vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thắng và thời gian nắm giữ giao dịch của bạn.

Điều quan trọng cần nói đến việc đặt điểm dừng lỗ và điểm chốt lời đó chính là cách tiếp cận một cách nhất quán và áp dụng các nguyên tắc giống nhau cho từng giao dịch mà bạn thực hiện.

Việc thay đổi các nguyên tắc từ giao dịch này qua giao dịch khác sẽ tạo ra nhiều mâu thuẫn trong giao dịch và dẫn đến kết quả giao dịch của bạn bị nhiễu và không có được kết quả nhất quán. Vậy cho, mọi giao dịch bạn thực hiện nên tuân theo các quy tắc giao dịch giống nhau, kể cả điểm vào lệnh cũng như điểm dừng lỗ và điểm chốt lời.

4. Quản lý rủi ro: thiết lập điểm rủi ro cho mỗi giao dịch


Khi thực hiện các giao dịch, việc tính toán khối lượng giao dịch cũng phải được thực hiện trước khi bạn tham gia giao dịch. sai lầm phổ biến ở đây đó là các nhà giao dịch thường sẽ chọn cùng một khối lượng cho tất cả các giao dịch mà họ thực hiện, hoặc có nhiều người sẽ không tính toán khối lượng mà sẽ đặt lệnh giao dịch luôn. Và điều này là vô cùng không tốt.

Thông thường các nhà giao dịch sẽ lựa chọn mức rủi ro dựa trên tỷ lệ phần trăm cho các giao dịch của họ. Hầu hết mức rủi ro được trader thành công khuyến nghị chỉ nên dưới 2% cho mỗi giao dịch. Mức rủi ro được trader thành công sử dụng nhiều nhất đó là 1% tài khoản cho mỗi giao dịch mà họ thực hiện.

Trader sẽ dựa trên giới hạn rủi ro mà mình chấp nhận mất và mức dừng lỗ cho mỗi giao dịch được xác định để tính toán khối lượng giao dịch phù hợp cho chiến lược giao dịch.

[PREVIEW]https:// traderviet.org/t/ky-thuat-phoi-hop-3-khung-thoi-gian-mot-cach-dieu-luyen-de-co-duoc-mot-chien-luoc-co-loi-nhuan.50182/[/PREVIEW]

Lưu ý quan trọng:
  • Đầu tiên đó là luôn đảm bảo việc xác định khối lượng giao dịch phải làm sao để rủi ro luôn nằm trong giới hạn kiểm soát.
  • Không gia tăng khối lượng một cách đột ngột mà không có nguyên tắc.
  • Nên lựa chọn mức rủi ro dựa trên phần trăm mà bạn có thể áp dụng được cho tất cả các giao dịch mà bạn thực hiện trong tương lai. Bất kể con số này là bao nhiêu thì bạn sẽ phải sử dụng mức rủi ro này cho mọi giao dịch mà bạn thực hiện. Bạn càng đi chệch khỏi giới hạn rủi ro này thì bạn sẽ càng không có được kết quả nhất quán trong giao dịch. Từ đó bạn sẽ khó mà đo lường được hiệu suất giao dịch của mình một cách chính xác.

5. Chiến lược thoát lệnh


Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2023-8-4_19-4-23.png


[PREVIEW]https:// traderviet.org/t/tuan-thu-5-nguyen-tac-nay-trader-se-xac-dinh-duoc-mot-tin-hieu-phan-ky-dung-chuan.49956/[/PREVIEW]

Đây là kết quả cuối cùng của chiến lược mà chúng ta thực hiện theo đúng kế hoạch giao dịch đã đặt ra trước đó. Giá đã tăng cao hơn và đạt được lợi nhuận mục tiêu mà chúng ta đặt ra.

Khi nói đến các chiến lược thoát lệnh, các trader có thể lựa chọn nhiều cách thức thoát lệnh khác nhau, như:
  • Các day trader thường lựa chọn thoát lệnh vào cuối ngày. Với các giao dịch thoát lệnh kiểu này chúng ta gọi đó là chiến lược thoát lệnh dựa trên thời gian.
  • Các swing trader thì thường không dựa trên chiến lược thoát lệnh theo thời gian, họ thường thoát lệnh theo thời gian dài và chủ yếu dựa trên các tín hiệu mà thị trường cung cấp hoặc thoát lệnh dựa trên chiến lược của họ.
  • Điểm thoát lệnh mở là điểm thoát lệnh không được xác định trước. Các nhà giao dịch thường sẽ sử dụng chiến lược dời dừng lỗ theo sau thị trường. Ví dụ như dời điểm dừng lỗ theo đường trung bình động hoặc chỉ báo PSAR. Bằng cách thức đó trader có thể tối đa hóa được lợi nhuận giao dịch của mình tỏng điều kiện thị trường có xu hướng kéo dài.
  • Điểm thoát lệnh cố định là điểm thoát lệnh được xác định trước. Ví dụ như biểu đồ trên, điểm chốt lời được xác định ở ngay bên dưới vùng cung và điểm chốt lời cố định này thường được xác định trước khi tham gia giao dịch. Cách thức này sẽ giúp trader xác định trước được tỷ lệ RR cho chiến lược của họ tuy nhiên việc quản lý giao dịch sẽ có phần thụ động hơn.

Nói tóm lại


Về cơ bản một kế hoạch giao dịch cần có những thông tin chi tiết về cách thức mà bạn tìm và thực hiện một chiến lược giao dịch như thế nào. Trong đó gồm 5 yếu tố chính bắt buộc phải có trong bất cứ kế hoạch nào:
  • Thứ nhất đó là xác định xu hướng dài hạn trên khung thời gian lớn
  • Thứ 2 đó là thiết lập các tiêu chí vào lệnh
  • Thứ 3 đó là xác định điểm dừng lỗ, chốt lời và cách thức quản lý giao dịch trước khi vào lệnh
  • Thứ 4 là vấn đề quản lý rủi ro, xác định khối lượng giao dịch và rủi ro chấp nhận cho giao dịch mà bạn thực hiện
  • Cuối cùng đó là chiến lược thoát lệnh
Bất cứ yếu tố nào ở trên đều phải được lên kế hoạch rõ ràng chi tiết và nó phải được làm trước khi bạn thực hiện giao dịch nhé.

Mời anh em tham khảo bài viết.

Trích nguồn: tradeciety
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 463 Xem / 18 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 298 Xem / 8 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 314 Xem / 9 Trả lời
  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 198 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên