7 Khối order block quan trọng nhất trong hệ thống giao dịch smart money concepts - Phần 2: Rejection Block & Reclaimed Block

7 Khối order block quan trọng nhất trong hệ thống giao dịch smart money concepts - Phần 2: Rejection Block & Reclaimed Block

7 Khối order block quan trọng nhất trong hệ thống giao dịch smart money concepts - Phần 2: Rejection Block & Reclaimed Block

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,397
29,052
Ở phần trước chúng ta đã nắm được 3 khối Order Block, bao gồm khối OB thông thường, khối Mitigation Block, khối Breaker Block. Bây giờ chúng ta đi tiếp 2 khối OB tiếp theo.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại ở link bên dưới nhé:

7 Khối order block quan trọng nhất trong hệ thống giao dịch smart money concepts - Phần 1

4. Khối Rejection Block


Đây là khối OB mà có lẽ nhiều anh em trader bỏ qua nhưng nó lại xuất hiện khá nhiều trên biểu đồ. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2022-10-15_18-31-56.png


Có thể hiểu khối rejection block này như sau:
  • Trước tiên đó la giá hình thành đỉnh với 2 đuôi nên trên khá dài. Anh em lưu ý là có 2 nến có đuôi nến trên nhé.
  • Sau đó giá quay trở lại phía trên thân nến của 2 nến này để quét thanh khoản của những người mua lên.
  • Vùng giá 2 đuôi nến phía trên của nến tạo đỉnh chính là khối rejection block của chúng ta. Và khi giá quay trở lại giá thấp nhất của khối này thì chúng ta có thể bán.
Đây là về khối rejection block giảm giá. Đối với khối rejection tăng giá thì ngược lại thôi nhé anh em.

Như hình trên chúng ta thấy giá sau khi quay trở lại kiểm tra khối rejection block thì giá giảm mạnh và quét hết thanh khoản của những người mua lên trước đó.

Các bạn nhìn hình bên dưới là ví dụ cho 2 khối rejection giảm và tăng giá:

upload_2022-10-15_18-34-20.png


Trong đó:
  • Biểu đồ bên trái là khối rejection giảm giá, khi giá cao nhất hình thành đuôi nến trên dài bà tạo đỉnh, thì phần đuôi nến chính là khối rejection block của chúng ta. Sau đó anh em thấy giá hồi về tăng lên phía trên thân nến của nến này để quét thanh khoản và sau đó giảm mạnh.
  • Tương tự chúng ta có biểu đồ bên phải là khối rejection block tăng giá với nguyên tắc ngược lại thôi nhé anh em.
Nhiều anh em sẽ hỏi là tại sao lại là quét phần thân nến của khối rejection block giảm giá chứ không phải là quét luôn phần đuôi nến trên. Mình có thể trả lời đơn giản là đuôi nến trên chính là áp lực do người bán hình thành và phần thân nến là phần thể hiện sự có mặt của người mua.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/69625/

5. Khối Reclaimed Order Block


Khối OB này có lẽ không được phổ biến nhưng thực tế thì nó là khối OB có hiệu lực và được dùng để giao dịch trong SMC khá nhiều. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Các bạn nhìn hình bên dưới là khối reclaimed block tăng giá, cách hình thành khối này sẽ như sau:

upload_2022-10-15_18-36-41.png

  • Trước tiên chúng ta sẽ thấy người bán đẩy giá xuống một cách mạnh mẽ. Và mục tiêu của người bán là đẩy giá xuống đến ngưỡng hỗ trợ có ý nghĩa.
  • Trong quá trình đẩy giá xuống này thì sẽ có những khối OB được hình thành.
  • Khi tiếp cận ngưỡng hỗ trợ thì giá bật lên tạo đỉnh cao hơn và sẽ có những khối OB được hình thành. Thì những khối này chúng ta gọi là reclaimed order block.
Nói đơn giản, reclaimed order block chính là cây nến được người mua sử dụng để đẩy giá tăng lên cao hơn, và trong đợt đẩy giá này thị trường cần hình thành được đỉnh cao hơn.

Ví dụ về khối reclaimed order block:

upload_2022-10-15_18-41-21.png


Và chúng ta có nguyên tắc tương tự với khối reclaimed order block giảm giá:

upload_2022-10-15_18-43-34.png


Ví dụ về khối reclaimed order block giảm giá:

upload_2022-10-15_18-47-57.png


Hết phần 2.

Mời anh em tham khảo.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
4. Khối Rejection Block

upload_2022-10-15_18-31-56-png.302149

Nhiều anh em sẽ hỏi là tại sao lại là quét phần thân nến của khối rejection block giảm giá chứ không phải là quét luôn phần đuôi nến trên. Mình có thể trả lời đơn giản là đuôi nến trên chính là áp lực do người bán hình thành và phần thân nến là phần thể hiện sự có mặt của người mua.

Lời giải thích rõ ràng, sâu sắc thật. Đúng bản chất price action, cung cầu. Râu nến là lực Bán ép xuống. Thân nến là lực Mua đẩy lên. Giá đóng cửa chính là ranh giới, điểm kết thúc trận chiến giữa bên Mua và bên Bán. VÀ do đó, chỉ cần quét thân nến (người Mua), là đã hoàn thành việc Mitigate các khối lệnh, là đã hoàn thành quét thanh khoản bên Mua (BSL), đã nạp đủ nhiên liệu (Liquidity Grab). Và là sẽ giảm thôi.

VÀ theo bài viết, cách vào lệnh này sẽ khác một chút so với thông thường. Theo đó, ta chờ giá quét lên vùng Rejection Block này xong, ta sẽ đặt lệnh chờ sell stop ngay biên dưới của OB này. Phải không cô giáo @Phương Thúy.

Tất nhiên vẫn phải xem xét bối cảnh chung, và nhất là cấu trúc giá. Thật là mở rộng tầm mắt. Lần đầu tiên biết đến kỹ thuật sell stop. không phải là sell limit như thường thấy.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 396 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,837 Xem / 107 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,294 Xem / 279 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 39 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 188 Xem / 15 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 59 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên