Câu chuyện Ukraina

Câu chuyện Ukraina

Câu chuyện Ukraina

forex_vn

Active Member
8,111
21,239
Suốt vài tuần qua câu chuyện Ukraina đang hót hòn họt và ảnh hưởng mạnh đến giá vàng theo từng diễn biến lên xuống. Năm hết tết đến làm bài về Ukraina 1 là giúp anh em có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình đặng có quyết định chính xác hơn trong trading, 2 là cuối năm nghỉ ngơi chém gió chút xả stress cả năm bị market nó quần.
Trước hết, với đại đa số chúng ta ko hiểu nhiều về chuyện Ukraina nhiều người sẽ thắc mắc tại sao Anh, Mỹ lại sốt sắng bảo vệc Ukraina như vậy, và có thể kết luận hời hợt rằng Anh Mỹ làm vậy để chọc ngoáy Nga, vì mâu thuẫn hay mối thù trong quá khứ. Xin nói luôn đó là 1 nhận định hoàn toàn sai, vì câu chuyện nó li kì hơn vậy nhiều.

1. Khởi nguồn mọi thứ bắt đầu từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1989. Ukraina với vai trò là 1 quốc gia có đóng góp quan trọng trong khối Xô Viết, nên cũng được chia lại 1 phần "tài sản" của khối này. Và với vị trí nằm sát nách khối EU, là cửa ngõ nếu EU muốn tấn công Liên Xô hay ngược lại, nên Ukraina tập trung rất nhiều khí tài quân sự của khối Liên Xô cũ. Vì vậy sau khi Xô Viết sụp đổ, khối khí tài này được chia lại cho Ukraina, đáng kể nhất là 1 căn cứ quân sự ở Crime (đã bị Nga chiếm lại) cùng hàng nghìn đầu đạn tên lửa hạt nhân có sức uy *** rất lớn.
Với số đầu đạn hạt nhân này bỗng nhiên Ukraina trở thành cường quốc hạt nhân đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Mỹ, Nga, và nó trở thành 1 vấn đề lớn cho cả Mỹ, Nga, khối EU lẫn bản thân nước này. Cuối cùng tất cả đi đến 1 quyết định đồng thuận quan trọng : Ukr đồng ý hủy bỏ toàn bộ số lượng đầu đạn hạt nhân này, đổi lại ngoài các khoản viện trợ kinh tế đền bù cho Urk ra thì các cường quốc thế giới gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức kí vào 1 bản hiệp ước có tính chất bắt buộc với nội dung gồm 2 điều chính:
- Tất cả các quốc gia này không được phép mang xâm lược, tấn công Ukr.
- Trong trường hợp Ukr bị tấn công quân sự (hoặc bị đe dọa), các quốc gia còn lại phải có trách nhiệm và nghĩa vụ giúp đỡ cả về kinh tế lẫn quân sự để chống lại sự tấn công này.

Đó là lí do có chuyện xảy ra ngày nay khi Mỹ rồi Anh bênh vực, viện trợ, thậm chí mang quân sang bảo vệ Ukr, vì phải giữ lời hứa ngày xưa. Nếu các quốc gia này không giữ lời hứa thì chắc chắn 1 điều là sẽ có nhiều quốc gia khác sau này tích cực hơn trong việc theo đuổi sản xuất vũ khí hạt nhân để bảo vệ mình. Nhất là vài quốc gia như Bắc Triều Tiên đang được phương Tây thuyết phục từ bỏ vũ khí hạt nhân thì càng có lí do chính đáng hơn để không tin phương Tây.

Nhìn vào hiệp ước đó chúng ta có thể đưa ra kết luận: Nga là bên sai khi lật lọng lời hứa ngày xưa! Tuy nhiên nhìn vậy mà ko phải vậy. Câu chuyện về Ukr nó li kì hơn thế.

2. Sau khi Xô Viết tan vỡ cũng là lúc khối EU thành lập và có 1 giai đoạn phát triển khá rực rỡ trong thập niên 199x. Trong đà phấn khởi của khối này, họ đề ra 1 giấc mơ và 1 mục tiêu là mở rộng khối EU sang phía Đông, gồm các nước chư hầu của Liên Xô ngày xưa như Ba Lan, CH Séc, Slovakia, Rumani, Bulgari .... Bề ngoài họ vẽ ra 1 câu chuyện đẹp đẽ là "giúp đỡ khối này hòa nhập và phát triển với phương Tây". Tuy nhiên bên trong là 1 toan tính mà ai cũng thấy "dần cô lập nước Nga, qua đó dần loại bỏ mối đe dọa từ Nga đồng thời tạo nên 1 vành đai bảo vệ khối EU thực thụ bên trong". Đó là lí do ta thấy sau khi gia nhập khối EU về kinh tế, các nước này nhanh chóng được kết nạp vào khối Nato, đồng thời các căn cứ quân sự của Nato dần dần dịch chuyển về phía Đông.
Chưa dừng ở đó, khối EU tiếp tục đẩy mạnh quá trình EU hóa và Nato hóa đến sát nước Nga, cụ thể là Ukrain, đến đây thì câu chuyện trở nên khác và vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

3. Nhìn từ nước Nga, sau khi Liên Xô sụp đổ nước Nga không còn tham vọng cũng như thực lực để xưng hùng xưng bá như cũ. Thêm vào đó trong quá trình Liên Xô tan rã, khối phương Tây đã rất tích cực giúp đỡ viện trợ để khỏi sụp đổ, nhờ đó mà nước Nga được hình thành với vai trò kế thừa Liên Xô khá yên ổn. Vì lẽ đó mối quan hệ giữa Nga- EU đã trở nên hòa hoãn và thân mật hơn, thậm chí 2 bên còn xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt buôn bán qua lại, với mong muốn dần hòa giải mâu thuẫn trong quá khứ.

Khi nhìn thế giới từ góc độ nước Nga, chúng ta sẽ thấy nước Nga có lãnh thổ bát ngát, tài nguyên nhiều mà dân lại thưa và cũng là 1 quốc gia mà người dân rất hiền lành tử tế. Việc xâm lược, bành trước trước đây của Liên Xô hoàn toàn xuất phát từ tham vọng của cá nhân Stalin và được những người kế nhiệm duy trì, không phải mong muốn của nước Nga hay dân Nga. Nước Nga không hề có lợi ích gì trong việc bành trướng ảnh hưởng khắp thế giới như thời Liên Xô đã từng làm.
Vì vậy chúng ta thấy dễ hiểu khi nước Nga mong muốn và cố gắng hòa giải, hòa nhập với EU.

Chính sách hòa hoãn đó được duy trì từ thời cả Boris Yelsin lẫn Putin. Tuy nhiên hòa bình không phải dễ kiếm như vậy. Nước Nga phải đối mặt với 3 vấn đề nan giải trong vấn đề hòa giải với phương Tây:
- thứ 1 là sự nghi ngờ cảnh giác thường trực của phương Tây với nước Nga, việc khối NaTo vẫn duy trì 30 năm tại EU sau khi Liên Xô sụp đổ là minh chứng khó chối cãi cho sự lo ngại này.
- thứ 2 là dân Nga dù ít hay nhiều vẫn còn nuối tiếc quá khứ "huy hoàng" thời Liên Xô khi có sức mạnh vượt trội trên thế giới và ngang hàng với Mỹ. Họ sẽ ko thích nếu lãnh đạo Nga quá bạc nhược trước phương Tây trong các vấn đề chính trị trên thế giới, đặc biệt là khi mà thế hệ sinh ra và lớn lên từ thời Xô Viết vẫn còn chiếm tỉ lệ rất lớn trong dân Nga.
- thứ 3: EU coi Nga là mối đe dọa, ngược lại nước Nga cũng coi EU là mối đe dọa. Nếu quá hiền lành và ngây thơ thì chính nước nga sẽ lại rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Nhìn vào thực trạng nước Nga như vậy, chúng ta dễ hiểu tại sao Nga có thể bỏ qua chuyện các nước chư hầu Đông Âu ngày xưa gia nhập khối EU, nhưng khi EU muốn kéo Ukr vào khối này và cũng không giấu diếm ý định cho Ukr gia nhập Nato thì Nga nổi điên. Dù là để giữ uy tín lãnh đạo của mình hay để bảo vệ nước Nga thì Putin không đời nào có thể chấp nhận chuyện này xảy ra. Chuyện kết nạp Ukr không chỉ uy *** nước Nga mà còn cho thấy rõ ý định bành trước ngược của phương Tây và cô lập lại nước Nga. Kể từ đó chính sách đối ngoại của Putin hoàn toàn thay đổi, cụ thể :
- Tấn công và thôn tính 3 nước Baltic nhỏ là Latvia, Estonia và Litva năm 2009
- kín đáo ủng hộ và yểm trợ 1 loạt quốc gia đối đầu với phương Tây như Iran, Bắc Triều Tiên, Syria ...
- bơm tiền giúp 1 ứng viên tổng thống Ukraina thân Nga đắc cử năm 2012, qua đó thông qua 1 loạt các chính sách có lợi cho Nga, quan trọng nhất là việc cấp quốc tịch Ukraina cho 1 số lượng rất lớn dân Nga vào Ukr làm ăn sinh sống. Nhờ đó mà sau này nước Nga có "lí do" bảo vệ người Nga ở Ukr khiến Ukr rơi vào cảnh nội chiến.
(Nhìn vào những hành động được tính toán trước cả chục năm này có thể thấy tầm nhìn của Putin là vượt trội so với các lãnh đạo ngớ ngẩn của phương Tây)

Nhìn lại chúng ta có thể nói việc Nga tấn công Ukr là hành động sai trái, nhưng có thể hiểu và chấp nhận được vì trong hoàn cảnh nước Nga như vậy thì khó có lựa chọn nào khác tốt hơn. Nếu ko làm thì sớm hay muộn Nato cũng tiến sang Ukr và đe dọa nước Nga, và nước này có thể rơi vào cảnh hỗn loạn nếu Putin mất uy tín trong nước. Mục đích của nước Nga ko phải chiếm đóng Ukr mà khiến nước này rơi vào tình trạng chia rẻ, qua đó không thể gia nhập khối EU cũng như NATO(quy định Nato không kết nạp thành viên đang có chiến tranh với các nước láng giềng hoặc đang ở tình trạng nội chiến, khối EU tuy ko có quy định trên nhưng cũng rén).

4. Từ nước Nga, chúng ta quay lại nhìn lại khối EU và thấy vai trò vô cùng tệ hại của họ trong chuyện này.
Đầu tiên, khối EU là những nước tích cực nhất trong việc thuyết phục Ukr hủy bỏ các đầu đạn hạt nhân, vì họ mới là các quốc gia bị đe dọa nhiều nhất nếu Ukr còn giữ số vũ khí này. Tiếp đó họ chính là nhân tố tích cực nhất thúc đẩy việc mở rộng EU hóa và Nato hóa Ukraina up *** nước Nga, khiến Nga buộc phải có đối sách và dẫn đến chuyện Nga-Mỹ liên tục va chạm ở nhiều nơi trên thế giới trong hơn chục năm qua như Syria, Iran .... Chính khối này mới là nguyên nhân chủ chốt gây ra cuộc khủng hoảng tại Ukraina hiện tại vì những toan tính ích kỷ và ngu xuẩn của mình. Và cuối cùng khi nổ ra câu chuyện ở Ukraina thì họ phủi tay phớt lờ trách nhiệm của mình trong cả cam kết bảo vệ Ukr năm 1990 lẫn trách nhiệm vì lôi kéo Ukr gia nhập Nato. Khốn nạn hơn nữa là 2 nước Pháp, Đức không những không làm gì, còn giở giọng đạo đức giả đứng ra khuyên Ukr và Mỹ nhượng bộ Nga vì sợ Nga đóng đường ống dẫn dầu và khí đốt bán cho EU.

5. Chuyện Ukraina tạm lắng xuống trong thời gian Trumph cầm quyền, tuy nhiên gần đây bị thổi bùng lại vì Biden. Sau 1 năm đắc cử, tình hình nước Mỹ dưới thời Biden phải nói là vô cùng thê thảm. Kinh tế thì trì trệ, lạm phát lên cao kỉ lục 7% và sẽ còn cao hơn nữa. Dịch Covid thì hoành hành còn mạnh với số người chết cao hơn cả thời Trumph, dù đã có vắc xin cũng như 2 năm kinh nghiệm đối phó. Xã hội thì bất ổn vì bọn da đen được chính quyền các bang Dân Chủ yểm trợ đi cướp bóc, đập phá khắp nơi. Đối ngoại càng thê thảm khi Trung Quốc liên tục đe dọa, khiêu khích Đài Loan nhưng Mỹ im re ko dám ho he, rồi sau đó thêm quả rút quân đi vào lòng đất của Biden tại Apghanistan khiến cho Anh lần đầu tiên trong lịch sử chỉ trích Mỹ về chính sách quân sự (cụ thể thê thảm đến mức nào thì mời tìm hiểu thêm vì nó quá dài). Trong bối cảnh tệ hại trăm đường như vậy Biden muốn lấy le với thiên hạ nhằm mục đích vớt vát phần nào uy tín nên bất thình lình lôi chuyện Nga gây hấn ở Urk ra chửi khiến Nga nổi điên đem quân tiến sát biên giới đe dọa, làm Anh Mỹ phải đem quân sang Ukr bảo vệ.

Điều hay ho ở đây là không chỉ Nga nổi điên mà đến Ukr cũng nổi điên với Mỹ.Tin chính thức ngày hôm qua tổng thống Ukr đã chửi Biden "đã có những phát biểu ngu dốt khiến tình hình Ukr trở nên căng thẳng".
https://townhall.com/tipsheet/mattv...yccuXp0kx-3sq5qDWXQsAWXC9groIwDY5jKgS2-5ukuVI

và 1 lần nữa Biden lại im re sau khi châm lửa đốt nhà đồng minh rồi bị đồng minh chửi.

6. Kết luận lại câu chuyện Ukr chỉ là 1 trò chơi chính trị của các chính trị gia lưu manh khốn nạn từ Eu ngày xưa cho đến Mỹ ngày nay. Câu chuyện bị thổi bùng lên vì 1 lí do vô cùng ngớ ngẩn của 1 ông tổng thống siêu cường, hèn hạ nhưng muốn lấy oai với thiên hạ, nên sau khi căng lên thì sẽ sớm nhũn lại. Nga thì càng chả có lí do gì xâm lược Ukr ngoài việc muốn dằn mặt Mỹ, kiểu "mày ko bắt nạt được bọn Tàu, bọn Taliban nên quay sang chọc tao lấy le thiê hạ, coi thường tao thua cả 2 thằng kia? để tao dạy cho bài học lần sau biết đường đừng có chọc vào nữa. Bố mày đã muốn lương thiện mà còn ko xong" :p:p:p:p:p

rồi tiện thể đẩy giá dầu lên cao :cool::cool::cool:
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối:
Liên Xô sụp đổ tháng 8/1991 bạn ơi, dù sao vẫn ghi nhận bạn tốn thời gian viết bài, ae vào youtube xem sẽ đầy đủ và chính xác hơn nhé.
 
hôm nay có bài báo với nội dung giống với bài viết hôm trước ở 2 điểm:
- Căng thẳng Ukraina có nguyên nhân từ việc EU và Mỹ thời Bin Clinton những năm 9x đã bành trướng Nato quá mạnh, đe dọa an toàn nước Nga nếu nhìn từ góc độ nước Nga.
- chính quyền Biden là người chủ động gây nên căng thẳng ko đáng có này để có cơ hội lấy lại uy tín đang sụt giảm.
https://bantinmoi24h.net/cao-buoc-o...10dI4wGjdgS_oC4UBo_v860NxMsTsaeBuU9WQxMULVTzg
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,754 Xem / 1,106 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 843 Xem / 39 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 357 Xem / 23 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,527 Xem / 112 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 587 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Bitcoin - Altcoins - Cryptocurrency 68,910 Xem / 107 Trả lời
  • Tín Phong trong Phân tích Chứng khoán Việt Nam 85,364 Xem / 279 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên