Điểm nóng forex tuần 15-19/11: Vẫn là lạm phát!

Điểm nóng forex tuần 15-19/11: Vẫn là lạm phát!

Điểm nóng forex tuần 15-19/11: Vẫn là lạm phát!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,158
29,861
Trong tuần vừa qua, câu chuyện lạm phát đã chi phối thị trường với chỉ số CPI của Mỹ tăng cao hơn nhiều so với dự kiến, đạt mức cao nhất trong 30 năm. Và chủ đề này có thể sẽ tiếp tục là trọng tâm trong tuần mới bởi nhiều dữ liệu lạm phát sẽ được công bố từ nhiều nơi trên thế giới. Thị trường đang tự đặt ra câu hỏi, nếu lạm phát cao không thể khiến thị trường chứng khoán đạt đỉnh (tức tâm lý lạc quan đạt đỉnh) thì điều gì sẽ là “chất xúc tác” tiếp theo khiến thị trường bị bán tháo?

Mời anh em cung điểm qua một vài sự kiện quan trọng có khả năng dẫn dắt thị trường trong tuần mới nhé!

Screen Shot 2021-11-14 at 20.37.53.png


Thị trường đang tìm kiếm điều gì?


Thị trường đang tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương đã sai và họ sẽ buộc phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Và có vẻ nó đã bước đầu tìm thấy điều đó dưới dạng lạm phát.
  • Đầu tiên, đó là chỉ số PPI của Mỹ được công bố vào thứ Ba, ở mức 8.6%, đây là con số cao nhất kể từ tháng 11 năm 2010.
  • Sau đó, chỉ số CPI của Mỹ được công bố vào thứ Tư, cho thấy mức tăng 6.2%, lớn nhất kể từ tháng 11 năm 1990.
  • Cuối cùng, vào thứ Sáu, dữ liệu sơ bộ của Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng Michigan tháng 11 đã giảm xuống 66.8 từ 71.7, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2011.
Trong khi đó kỳ vọng lạm phát 1 năm tăng lên 4.9%, 5 năm thì không đổi ở mức 2.9% và nên nhớ rằng mục tiêu của FED chỉ là 2%. Dựa trên tốc độ cắt giảm mua trái phiếu hiện tại của FED, QE sẽ kết thúc vào tháng 6 năm 2022, và các thị trường đã nhanh chóng chuyển sang kỳ vọng FED sẽ nâng lãi suất vào tháng 6.

Inflation 03  F.jpg


Bước sang tuần mới, đây sẽ là một tuần bận rộn về mặt lịch kinh tế, với 58 số liệu thống kê sẽ được công bố, nhiều hơn đáng kể so với 39 dữ liệu của tuần trước.

Bây giờ chúng ta cùng điểm qua các đồng tiền chính:

Đối với đồng USD:

Đầu tuần, doanh số bán lẻ và số liệu sản xuất công nghiệp sẽ là trọng tâm. Với áp lực lạm phát ngày càng tăng, một số liệu bán lẻ yếu kém có thể tiếp tục gây áp lực buộc FED phải nâng lãi suất, và nếu điều này được định giá mạnh hơn, USD có thể sẽ được lợi.

Vào thứ Năm, chỉ số PMI Sản xuất của FED Philadelphia và tuyên bố thất nghiệp hàng tuần sẽ tác động đến USD.

Về mặt chính sách tiền tệ, kỳ vọng những sự xuất hiện từ các quan chức FED cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định.

Tính trong tuần vừa qua chỉ số USD đã có thêm 0.86% lên mức 95.188.

Đối với đồng EUR:

Vào đầu tuần, dữ liệu thương mại của Khu vực đồng tiền chung châu Âu và số liệu GDP ước tính cho quý 3 sẽ được chú trọng. Vào thứ Tư, số liệu lạm phát cuối cùng của EU cho tháng 10 có thể dẫn dắt đồng EUR.

Đối với ECB, kỳ vọng rằng bất kỳ tín hiệu mới nào từ các quan chức cũng sẽ có ảnh hưởng đến đồng tiền chung bởi họ đang bị các NHTW lớn khác bỏ xa trên con đường bình thường hoá chính sách tiền tệ, đặc biệt là FED. Chủ tịch Lagarde dự kiến sẽ phát biểu nhiều lần trong tuần.

Trong tuần qua đồng EUR đã giảm 1.05% xuống 1.1445 USD.

Screen Shot 2021-11-14 at 20.40.41.png


Đối với đồng GBP:

GBP sẽ có một tuần bận rộn. Vào thứ Ba, dữ liệu lao động sẽ là yếu tố then chốt trước số liệu lạm phát vào thứ Tư.

Sau quyết định “không làm gì” trong cuộc họp vừa qua, một quyết định bất ngờ của BoE, thì một đợt gia tăng lạm phát mới có thể thúc đẩy họ hành động, và có thể phần nào cứu vớt hiệu suất kém cỏi của đồng bảng.

Vào cuối tuần, số liệu doanh số bán lẻ cũng sẽ là yếu tố quan trọng trong bối cảnh giá tiêu dùng đang tăng nhanh.

Đồng bảng Anh kết thúc tuần giảm 0.62% xuống 1.3414 USD.

Đối với đồng CAD:

Đây cũng là tuần bận rộn với CAD. Đầu tuần, số liệu sản xuất và bán buôn sẽ thu hút sự quan tâm. Tuy nhiên, số liệu lạm phát và doanh số bán lẻ vào Thứ Tư và thứ Sáu mới là sẽ là những số liệu chính trong tuần.

Ngoài ra, CAD còn chịu thêm ảnh hưởng từ giá dầu, và báo cáo hàng tháng của IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) vào Thứ ba sẽ được chú ý.

Đồng Loonie kết thúc tuần giảm 0.75% xuống 1.2550 USD.

Đối với đồng AUD:

AUD sẽ có một tuần yên tĩnh về mặt dữ liệu kinh tế, báo cáo đáng chú ý nhất là tăng trưởng tiền lương Q3. Đây là một yếu tố tác động lớn đến RBA, và đồng AUD có thể rất nhạy cảm với dữ liệu này.

Về mặt chính sách tiền tệ, biên bản cuộc họp mới nhất của RBA sẽ được công bố vào Thứ ba và Thống đốc Lowe cũng sẽ xuất hiện sau đó, nó cũng có thể có tác động tiềm ẩn lên AUD.

Đồng đô la Úc kết thúc tuần giảm 0.92% xuống 0.7332 USD.

Đối với đồng JPY:

Các dữ liêu kinh tế quan trọng gồm: GDP quý 3, dữ liệu thương mại vào thứ Tư, lạm phát tháng 10 và Thứ sáu.

Tuy nhiên đồng JPY có thể chủ yếu bị dẫn dắt bởi tâm lý thị trường và lợi suất trái phiếu Mỹ hơn là dữ liệu nội địa.

Trong tuần qua đồng JPY giảm 0.42% xuống mức 113.890 USD.

Trên đây là các nhận định vắn tắt cho tuần giao dịch mới, những dự báo và tác động cụ thể hơn mời anh em cùng theo dõi các bài viết chi tiết trong tuần nhé!

Chúc anh em tuần mới thắng lợi!
Tham khảo: Forex.com, FxEmpire
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 711 Xem / 27 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 427 Xem / 22 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 317 Xem / 7 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 182 Xem / 1 Trả lời
  • PaulTien trong Hệ thống giao dịch - Trading system 843 Xem / 6 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 297,270 Xem / 1,405 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên