FED đã phòng hộ (hedging) trước rủi ro lạm phát khôn khéo như thế nào?

FED đã phòng hộ (hedging) trước rủi ro lạm phát khôn khéo như thế nào?

FED đã phòng hộ (hedging) trước rủi ro lạm phát khôn khéo như thế nào?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,797
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã nói với Ủy ban Ngân hàng Hạ viện vào tháng trước rằng “sẽ là một sai lầm” nếu thắt chặt chính sách tiền tệ “vào thời điểm mà hầu như tất cả các nhà dự báo” đều tin rằng lạm phát “sẽ tự giảm”. Thông điệp của ông là không thể rõ ràng hơn: Ông sẽ không vội vàng bắt đầu giảm bớt chương trình mua tài sản trị giá 120 tỷ USD hiện tại, và FED có kế hoạch tiếp tục nới lỏng tiền tệ cho đến năm 2022.

Trong chính sách tiền tệ, cũng như mọi thứ khác, hành động quan trọng hơn lời nói. Và FED đã không chỉ nói suông, họ đã mở rộng khoản vay repo nghịch đảo của mình lên 1.26 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 6, tăng mạnh từ mức 272 tỷ USD vào tháng 4 và là một mức chưa từng có, hành động này đã kéo gần 1 nghìn tỷ USD thanh khoản khỏi hệ thống tài chính. Các khoản cho vay repo làm giảm dự trữ ngân hàng ngay cả khi FED tiếp tục mua tín phiếu kho bạc và chứng khoán thế chấp.

Repo nghịch đảo - Reverse Repurchase Agreement là gì?

Nếu anh em chưa biết repo nghịch đảo là gì thì mình xin giải thích ngắn gọn như sau: Hợp đồng Repo nghịch đảo hay thỏa thuận mua lại nghịch đảo là việc mua tài sản với thỏa thuận sẽ bán chúng với giá cao hơn vào một ngày cụ thể trong tương lai.

Đối với bên bán chứng khoán (và đồng ý mua lại trong tương lai), đó là hợp đồng repo; còn đối với đầu kia của giao dịch (là bên mua chứng khoán và đồng ý bán trong tương lai), thì đó là một hợp đồng repo nghịch đảo.

Các repo được phân loại là một công cụ của thị trường tiền tệ, và chúng thường được sử dụng để huy động vốn ngắn hạn.

Screen Shot 2021-08-03 at 10.53.23.png


Bây giờ chúng ta tiếp tục bàn về hành động của FED!

Do có hành động repo nghịch đảo này, không ngạc nhiên khi tăng trưởng cung tiền đang bắt đầu điều hoà trở lại. Tăng trưởng cung tiền M2 vào khoảng 25% trong năm 2020 và hiện chỉ còn khoảng 10% trong 6 tháng đầu năm 2021. Trong quý trước, con số này là dưới 4%. Đáng chú ý là trong một nền kinh tế đang tràn ngập thanh khoản, động thái rút bớt tiền ra khỏi hệ thống khoảng 1 nghìn tỷ USD trong ba tháng của Fed cho đến nay hầu như không được chú ý, nhưng hành động “lén lút” này thể hiện một sự thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ. Qui mô của đợt bùng nổ cho vay repo này gần tương đương với tác động (ngược) của việc mua tài sản trong 8 tháng liên tiếp.

Screen Shot 2021-08-03 at 10.56.00.png

Cung tiền M2 của FED​

FED đã mua 76.4% tổng số nợ liên bang được phát hành trong thời kỳ đại dịch, gấp gần 9 lần so với tỷ lệ nợ liên bang mà FED đã mua trong Thế chiến II. FED hiện sở hữu 33.6% tổng số nợ liên bang do công chúng nắm giữ, gần bằng tỷ lệ nợ của tất cả các nhà đầu tư Mỹ khác cộng lại. FED cũng sở hữu 35% tất cả các chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp được bảo hiểm liên bang.

Hệ thống ngân hàng thương mại đã thay đổi đáng kể với sự bùng nổ của bảng cân đối kế toán của FED. Bằng việc trả lãi cho các khoản dự trữ, FED đã làm cho các khoản dự trữ là một tài sản có lãi suất cho hệ thống ngân hàng và là khoản nợ phải trả đối với FED, nó cho phép FED vay các loại chứng khoán từ hệ thống ngân hàng mà không làm tăng cung tiền. Hệ thống ngân hàng tư nhân hiện nắm giữ các khoản dự trữ có lãi suất nhiều hơn so với dư nợ cho vay thương mại và công nghiệp. Đáng chú ý, Fed hiện vay tiền từ hệ thống ngân hàng tư nhân nhiều hơn tất cả các khoản vay thương mại tư nhân cộng lại.

Đây là một bài viết trên mục WallStreetJournal/Opinion, mình có thêm vài ý giải thích để dễ hiểu hơn, tựu chung lại đại ý thì chúng ta có thể thấy rằng luận điểm lạm phát “chỉ là nhất thời” của FED là có cơ sở bởi bên cạnh việc tích cực bơm tiềm vào hệ thống thông qua chương trình mua tài sản thì họ lại rút bớt thanh khoản bằng các hoạt động repo nghịch đảo. Và đây thực sự có thể gọi là một động thái “hedging” chống lại lạm phát của FED mà anh em nên biết!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên