Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 13: Bổ sung - Các vùng giá phản ứng (Reaction Levels)

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 13: Bổ sung - Các vùng giá phản ứng (Reaction Levels)

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 13: Bổ sung - Các vùng giá phản ứng (Reaction Levels)

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,403
29,055
Đây là phần bổ sung thêm kiến thức cho phần giao dịch theo SMC, nội dung phần này rất quan trọng. Nó bao gồm những vùng sẽ có sự phản ứng giá và đó cũng là những vùng tiềm năng có thể giao dịch.

Anh em nên xem lại những phần trước để nắm được nội dung phần này nhé. Link phần trước:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 12: Mô hình vào lệnh!

Vùng phản ứng giá (Reaction Levels)


Đối với vùng phản ứng giá thì anh em nhớ những điều sau:
  • Sử dụng những khung thời gian lớn để xác định như khung tháng, tuần và khung ngày.
  • Trong hệ thống này chúng ta sẽ nhìn vào khung D1 và H4 sau khi có xu hướng của khung tháng và khung tuần.
  • Những tổ chức lớn sẽ nhìn vào những phản ứng giá trên khung thời gian lớn, bao gồm:
  • Những vùng đỉnh đáy trên khung ngày (mọi điểm đảo chiều hoặc fractal).
  • Những vùng hành động giá quan trọng xảy ra xung quanh những đỉnh đáy của năm hoặc quý. Hãy đánh dấu lại những đỉnh cao nhất hoặc đáy thấp nhất của mỗi quý, mỗi tháng và mỗi ngày.
  • Bất kỳ khi nào mà bạn thấy những điểm đảo chiều trên khung thời gian lớn, bạn hãy đánh dấu lại những điểm đó và tìm kiếm sự phản ứng giá tại đó.
  • Khi bạn chuyển từ khung thời gian cao về khung thời gian thấp như từ D1 về H4, bạn có thể thêm những ngưỡng kháng cự hỗ trợ trên khung thời gian thấp bởi vì chúng sẽ không hiển thị trên khung D1.
  • Bạn sẽ không tìm kiếm mô hình giao dịch trên biểu đồ giao dịch trong ngày trừ khi là bạn đang giao dịch trên những vùng giá phản ứng của khung thời gian cao hơn.
  • Bạn cũng có thể vẽ hỗ trợ kháng cự trên khung M15 nhưng chúng sẽ không quan trọng bằng những ngưỡng trên khung D1 và H4 vì đó mới là những vùng mà các tổ chức đang tìm kiếm giá trị.
  • Chỉ tập trung vào việc theo dõi các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong khung thời gian cao hơn. Không tập trung giao dịch ở vùng lưng chừng hoặc ở giữa kháng cự và hỗ trợ.
Vùng phản ứng giá có khá nhiều, và trong hệ thống SMC thì chúng ta tập trung vào những vùng sau:
  • Khối order block
  • Vùng thanh khoản
  • Fair Value Gap
  • Mitigation Block
  • Breaker Block
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng vùng giá một và thực hành xác định chúng trên biểu đồ nhé.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/16772/

Khối order block
  • OB là những nến đặc biệt, chúng làm nổi bật lên việc mua bán của dòng tiền thông minh.
  • Ngoài việc sử dụng vùng cung cầu thì khối lệnh có thể được tinh chỉnh lại ở khung thời gian thấp hơn.
  • Các dòng đơn đặt hàng theo khung thời gian cao hơn là rất quan trọng để lựa chọn các khối OB có xác suất cao để giao dịch.
Khối OB tăng giá

upload_2022-9-18_22-46-47.png

  • Là nến thấp nhất có giá đóng cửa giảm ở hầu hết phần thân nến và gần với ngưỡng hỗ trợ.
  • Nó chỉ được xác nhận khi mức giá cao nhất của nến được giao dịch bởi nến tiếp theo đó. Các bạn nhìn hình trên, cây nến xanh cuối cùng chính là nến xác nhận.
  • Khi giá giao dịch cao hơn khối OB tăng giá và sau đó quay trở lại mức giá cao nhất của nó thì bạn có thể vào lệnh theo hướng tăng giá. Hình thứ 3 ở trên.
  • Rủi ro được đặt bên dưới mức thấp nhất của khối OB.
  • Mức 50% của khối OB là mức khá tốt để dời dừng lỗ theo sau khi giá rời khỏi điểm vào lệnh.
Khối OB giảm giá
  • Chúng ta có tương tự, là nến cao nhất có giá đóng cửa tăng ở hầu hết phần thân nến và gần với ngưỡng kháng cự.
  • Nó chỉ được xác nhận khi mức giá thấp nhất của nến được giao dịch bởi nến tiếp theo đó.
  • Khi giá giao dịch thấp hơn khối OB giảm giá và sau đó quay trở lại mức giá thấp nhất của nó thì bạn có thể vào lệnh theo hướng giảm giá.
  • Rủi ro được đặt bên trên mức cao nhất của khối OB.
  • Mức 50% của khối OB là mức khá tốt để dời dừng lỗ theo sau khi giá rời khỏi điểm vào lệnh.
  • Nói tóm lại một cách đơn giản cho anh em dễ hiểu, khối OB tăng giá là nến giảm cuối cùng trước khi giá di chuyển mạnh để phá vỡ mức cao trước đó và ngược lại khối OB giảm giá là nến tăng cuối cùng trước khi giá di chuyển xuống để phá cỡ đáy trước đó.
Hết phần 13

Ở phần tới chúng sẽ nói về vùng thanh khoản nhé anh em.

Nice day!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên