Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 22: Ví dụ về lý thuyết giá và thời gian trong SMC

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 22: Ví dụ về lý thuyết giá và thời gian trong SMC

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 22: Ví dụ về lý thuyết giá và thời gian trong SMC

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,406
29,064
Ở phần trước chúng ta đi về một vài ví dụ minh họa về điểm giao dịch OTE, ví dụ về khối OB và FVG. Ở phần này, mình sẽ lấy một vài ví dụ về yếu tố rất quan trọng đó là giá và thời gian trong SMC. Anh em có thể đọc lại lý thuyết của giá và thời gian ở bài viết bên dưới:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 17: QUAN TRỌNG - Lý thuyết giá và thời gian trong SMC

Và xem lại nội dung phân trước đó ở link này:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT - Phần 21: Ví dụ về OTE, OB, BB và FVG

Trong SMC, anh em hãy lưu ý là chúng ta không chỉ giao dịch ở những vùng giá quan trọng mà còn giao dịch ở thời điểm đặc biệt trong ngày hoặc tuần để có được xác suất cao.

Thì theo SMC, chúng ta sẽ đợi vùng giá phiên Á hình thành, sau đó đợi cho một cú săn dừng lỗ xảy ra quét một trong 2 phạm vi của phiên Á mà chúng ta gọi đó là Judas Swing. Đợi thị trường hình thành đỉnh hoặc đáy thời điểm này, thì đó là thời điểm mà bạn có thể lên kế hoạch giao dịch khi giá hồi về kiểm tra lại đỉnh đáy được hình thành trước đó.

Về cơ bản là thế. Trong phần lý thuyết giá và thời gian mình có nói rõ thời điểm nào vùng giá phiên Á được hình thành, thời điểm nào thường có Judas Swing và thời điểm nào thị trường thường hình thành đỉnh đáy. Anh em đọc lại để nắm rõ hơn nhé.

Còn bây giờ chúng ta đi vào ví dụ minh họa nhé.

Thời gian nửa đêm và diễn biến thị trường qua các phiên giao dịch


Trước khi đi vào phần ví dụ, thì anh em nhìn qua loạt hình minh họa về quá trình thị trường di chuyển trong 3 phiên Á, Âu và Mỹ nhé.

1. Tích lũy (Accumulation)

Anh em nhìn hình bên dưới là vùng giá phiên Á (Asian Range):

upload_2022-10-15_17-17-37.png


Vùng giá này hình thành từ khoảng 7h sáng đến 12h trưa giờ VN (tức là nửa đêm ở Mỹ).

Trong giai đoạn này thì giá thường sẽ di chuyển lên xuống. Các trader nhỏ lẻ nếu giao dịch trong giai đoạn này thường sẽ đặt dừng lỗ của họ ở trên và dưới của phạm vi phiên Á.

2. Thao túng giá (Manipulation)

Các bạn nhìn tiếp hình bên dưới:

upload_2022-10-15_17-20-11.png


Sau khi vùng giá phiên Á hình thành, chính là thời điểm nửa đêm của Mỹ và đến 2-3 tiếng tiếp theo (rơi vào khoảng 2-3 giờ chiều giờ VN) thị trường sẽ có Judas Swing. Tức thị trường sẽ quét dừng lỗ phía trên vùng giá phiên á và thiết lập đỉnh của ngày hoặc quét ở vùng dưới phiên Á và thiết lập đáy của ngày.

Lưu ý rằng sẽ có những ngày giai đoạn thao túng giá có thể diễn ra đến 4-5 giờ sau nửa đêm hoặc thời điểm đó mới xảy ra thao túng giá. Không phải khi nào thị trường cũng sẽ thao túng giá trong một thời điểm cả, nếu quy luật dễ như thế thì chúng ta đã không phải thua lỗ.

Nhiệm vụ của chúng ta là giao dịch sau thời điểm thao túng giá xảy ra. Giá trước tiên sẽ tăng lên sau nửa đêm và nó sẽ cho chúng ta biết được là nên tìm cơ hội để bán. Và ngược lại với tín hiệu mua.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/39539/

3. Phân phối

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2022-10-15_17-21-19.png


Cuối cùng đó là giai đoạn phân phối. Đây chính là thời điểm mà chúng ta bán và đặt mục tiêu ở bên dưới vùng giá phiên Á.

Ví dụ về cách thị trường di chuyển trong các thời điểm trong ngày


Các bạn nhìn biểu đồ cặp EURUSD khung M15 bên dưới:

upload_2022-10-15_17-21-59.png


Chúng ta có giai đoạn 1 là tích lũy, sau đó là (2) thao túng giá và (3) phân phối.

Tương tự biểu đồ bên dưới cũng vậy nhé anh em:

upload_2022-10-15_17-22-23.png


Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:

upload_2022-10-15_17-23-20.png


>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/62085/

Lưu ý quan trọng đó là giai đoạn thao túng giá thường sẽ tiếp cận đến ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng trước đó, khối OB, FVG,... Luôn giữ tư duy này trong việc tìm kiếm điểm vào lệnh chất lượng cho bản thân.

Ví dụ về thanh khoản (Liquidity)


Thanh khoản cũng là khái niệm quan trọng trong SMC và trong phần này mình sẽ đề cập một vài ví dụ để anh em nắm rõ hơn khái niệm này nhé. Ở phần trước vẫn còn hơi sơ sài.

Chúng ta cần hiểu rằng các tổ chức lớn sẽ tìm kiếm thanh khoản trên thị trường, đó là những nơi mà các trader nhỏ lẻ sẽ đặt dừng lỗ. Đây cũng là câu hỏi đầu tiên mà bạn nên hỏi khi mở biểu đồ đó là: “đâu là thanh khoản?”.

Như mình đã chia sẻ ở phần nói về thanh khoản thì các vùng có khả năng trở thành thanh khoản có thể là các vùng:
  • 2 đỉnh (Equal High) hoặc 2 đáy (Equal Low), 2 vùng này cũng được coi như ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.
  • Ngoài ra các vùng như đỉnh hoặc đáy trên khung thời gian cao hơn, đỉnh đáy của ngày trước đó, tuần trước đó.
  • Một loạt đáy cao hơn hình thành theo xu hướng tăng hoặc đỉnh thấp hơn hình thành trong xu hướng giảm.
  • Vùng giá đi ngang
Nhưng vùng giá trên có khả năng cao trở thành thanh khoản bởi vì nếu các trader nhỏ lẻ giao dịch tại đó thì điểm dừng lỗ họ đặt sẽ dựa vào những vùng giá này.

Như hình bên dưới là vùng Equal Low và trader nào mua lên trong trường hợp này thì dừng lỗ mà họ đặt sẽ là bên dưới vùng 2 đáy này. Một khi xác định được vùng mà trader nhỏ lẻ đặt dừng lỗ thì đó chính là thanh khoản:

upload_2022-10-15_17-24-6.png


Các bạn nhìn biểu đồ tiếp theo:

upload_2022-10-15_17-24-30.png


Giá giảm xuống thấp hơn và quét dừng lỗ sau đó thì đảo chiều. Các lệnh dừng lỗ và kể cả các lệnh sell stop đều bị quét bên dưới vùng equal low.

Các trader canh bán sẽ đặt lệnh sell stop bên dưới khi giá phá vùng equal low này với kỳ vọng giá giảm tiếp tục nhưng thực tế thì như bạn thấy đó.

Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:

upload_2022-10-15_17-27-8.png

  1. Chúng ta bán ở đây nhưng lưu ý rằng dừng lỗ của chúng ta phía trên đuôi nến và mục tiêu khoảng 20-30 pip đến vùng order block gần nhất.
  2. Mua ở đây với 50% khối OB và mục tiêu chính là đuôi nến phía trên nơi bạn đặt dừng lỗ cho lệnh bán.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, điểm vào lệnh OTE lần 2 tại vùng Discount:

upload_2022-10-15_17-27-30.png


Tiếp theo, là điểm bán của chúng ta với mục tiêu là giá quét dừng lỗ ở vùng equal low phía dưới:

upload_2022-10-15_17-27-58.png


Ta thấy là điểm vào lệnh OTE đã được khớp ở một vùng FVG khá nhỏ và từ chối giá xuát hiện ở khối OB.

Những khối OB có FVG là những vùng giá mạnh mẽ để giao dịch và như biểu đồ dưới, chúng ta canh bán từ vùng này:

upload_2022-10-15_17-28-21.png


Sau khi chạm vào khối OB + FVG thì chúng ta thấy giá giảm mạnh và quét dừng lỗ vùng equal low.

Tương tự biểu đồ bên dưới, một lần nữa chúng ta thấy vùng giá equal low bị quét:

upload_2022-10-15_17-28-39.png


Những vùng đỉnh đáy, equal low/high là những vùng giá rất tiềm năng có thể bị quét dừng lỗ nên chúng ta cần lưu ý những vùng đó để đặt mục tiêu cho giao dịch của mình nhé.

Hết phần 22.

Phần tới chúng ta sẽ đi vào những ví dụ giao dịch và nếu bài chưa dài thì mình sẽ viết luôn phần các mô hình giao dịch áp dụng trong SMC nhé. Một phần lý thuyết quan trọng cần nhắc tới nữa đó là vai trò của các khung thời gian. Mình cũng nói trong phần tới luôn nhé.

Mời anh em tham khảo.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 90 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 183 Xem / 8 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 295,996 Xem / 1,400 Trả lời
  • Pon911 trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 3,820 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 342 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên