Sẽ ra sao nếu FED KHÔNG THỂ tăng lãi suất? Động lực kìm hãm nghiêm trọng này là gì?

Sẽ ra sao nếu FED KHÔNG THỂ tăng lãi suất? Động lực kìm hãm nghiêm trọng này là gì?

Sẽ ra sao nếu FED KHÔNG THỂ tăng lãi suất? Động lực kìm hãm nghiêm trọng này là gì?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,202
29,937
Khi nói đến chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (FED), các nhà đầu tư không tập trung vào đúng câu hỏi!

Joe LaVorgna, nhà kinh tế trưởng về Châu Mỹ tại Natixis cho biết rằng các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng khi FED có thể cắt giảm chương trình mua tài sản với qui mô 120 tỷ USD/ tháng hiện nay. Họ có lo lắng này sau khi biên bản họp FOMC tháng 4 tiết lộ rằng một vài nhà hoạch định chính sách nghĩ rằng các cuộc thảo luận về việc rút bớt kích thích (tapering) nên được bắt đầu trong các cuộc họp sắp tới.

Theo LaVorgna, ông cho rằng câu hỏi “khi nào FED tăng lãi suất” là không quan trọng bằng câu hỏi “FED có thể thực sự tăng lãi suất hay không?”

“Độ nhạy cảm” của thị trường tài chính đối với các chính sách tiền tệ là chưa bao giờ cao hơn thời điểm hiện tại. Bảng cân đối kế toán của FED đã tăng gấp đôi kể từ khi kết thúc cuộc khủng hoảng tài chính (2008) vừa qua, hiện là 40% tổng sản phẩm quốc nội. Bằng cách mua một lượng lớn trái phiếu, FED đã hạ lãi suất và sử dụng giá tài sản - đặc biệt là cổ phiếu - làm công cụ chính cho chính sách tiền tệ, LaVorgna nói. Đó là cách thức thông qua cái gọi là hiệu ứng của cải, có nghĩa là người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn khi tài sản của họ tăng lên (mà hiện mảng tiêu dùng chiếm 2/3 GDP Mỹ). Và do đó, bất kỳ sự điều chỉnh nào về giá cổ phiếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và do đó ngăn việc FED thắt chặt hơn, ông giải thích.

FED 02.png


Đó là chưa kể đến viễn cảnh của việc kích thích tài khóa nhiều hơn nữa, và bản thân điều này sẽ khiến việc giảm dần các hoạt động mua trái phiếu (của FED) trở nên “xa xỉ”.

Ông nói: “Bảng cân đối kế toán của FED tiếp tục to lên và thị trường chứng khoán tiếp tục tăng. Nỗi lo ngại hiệu ứng suy giảm GDP khi giá tài sản giảm (người tiêu dùng chi tiêu ít đi) khiến hoạt động kinh tế giảm sút có thể làm cho FED khó có thể bình thường hoá chính sách lãi suất.”

Đó là một phần quan trọng của lập luận rằng FED có thể không thể tăng lãi suất ở mức đáng kể được. Một bên khác của lập luận chính là nợ.

Hãy xem xét thực tế là FED đã không thể nâng lãi suất lên trên 2.5% trong chu kỳ thắt chặt cuối cùng của mình và đã mau chóng cắt giảm lãi suất trở lại trong một số cuộc họp chính sách diễn trước cả khi đại dịch khiếnFED có các hành động khẩn cấp vào năm ngoái. Kể từ đó, các hộ gia đình, doanh nghiệp Mỹ và chính phủ liên bang chỉ đang mắc nợ nhiều hơn.

Và một câu hỏi hóc búa được đặt ra, “nếu FED thắt chặt (chính sách), những khoản nợ hiện có sẽ trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều và làm cản trở tăng trưởng kinh tế”. Nhưng nếu FED không thắt chặt thì nợ của các hộ gia đình, các công ty và chính phủ sẽ tiếp tục tăng lên, khiến cho việc thay đổi chính sách của FED càng trở nên khó khăn hơn. Đó là một vòng luẩn quẩn, và sẽ trở nên nghiêm trọng nếu lạm phát tăng không phải là nhất thời, và điều này gây nghi ngờ về khả năng của FED trong việc “dập tắt” một đợt bùng nổ giá cả trong tương lai.

Theo LaVorgna, FED đã tự đặt mình vào thế khó, đặc biệt nếu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ chậm lại vào năm tới — điều gần như chắc chắn với sự bùng nổ khi nền kinh tế mở cửa trở lại trong năm nay.

USD 12.jpg

Kết luận: Việc FED thắt chặt chính sách, thông qua cả việc giảm bớt chương trình mua tài sản lẫn tăng lãi suất, có thể còn rất xa, xa hơn nhiều so với những kỳ vọng hiện tại của thị trường. (FED đã cho biết họ sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến năm 2023, trong khi các nhà đầu tư lại đang định giá cho lần tăng lãi suất (ở mức 0.25%) lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2023).

Hiện tại, điều đó có thể sẽ chuyển hoá thành những lợi nhuận trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là đối với các lĩnh vực “nhạy cảm” với lãi suất như mảng công nghệ. Nhưng nó có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế và ý nghĩa gì trong dài hạn thì là một câu hỏi khác.

LaVorgna chốt lại rằng ông “sẽ không ngạc nhiên nếu FED vượt qua lằn ranh đỏ trong cuộc khủng hoảng tiếp theo”, tức ám chỉ việc FED mua cổ phiếu để giải cứu thị trường. Và dù câu trả lời có là gì, các nhà đầu tư vẫn đang phải đối mặt với một câu hỏi lớn và quan trọng hơn, không chỉ dừng lại ở việc “khi nào FED sẽ ‘tapering’”!

Bài viết đã cho chúng ta một cái nhìn sâu hơn về vấn đề mà FED đang đối mặt, từ đó, thay đổi cả câu hỏi mà chúng ta nên đặt ra hiện tại. Anh em nghĩ sao về vấn đề này?

Tham khảo: Barrons
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 518 Xem / 22 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 280 Xem / 11 Trả lời
  • TraderViet News trong Sách Trading - Tài liệu Trading 1,663 Xem / 1 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 231,948 Xem / 1,474 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 309 Xem / 18 Trả lời
  • g1nt4ma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 22,697 Xem / 62 Trả lời
  • thonghm trong Trao Đổi về Broker 130,676 Xem / 457 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên