Sự sụt giảm của đồng USD chỉ vừa mới bắt đầu, nó có thể mất đến 1/3 giá trị!

Sự sụt giảm của đồng USD chỉ vừa mới bắt đầu, nó có thể mất đến 1/3 giá trị!

Sự sụt giảm của đồng USD chỉ vừa mới bắt đầu, nó có thể mất đến 1/3 giá trị!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,173
29,883
Bài viết này là nhận định của Stephen Roach - một giảng viên tại Đại học Yale và là cựu chủ tịch Morgan Stanley Châu Á, là tác giả của quyển sách: “Bất cân bằng: Sự phụ thuộc của Mỹ và Trung Quốc" - về đà giảm của đồng USD, mời anh em cùng tham khảo.

-----​

Sau khi tăng đột biến vào đầu năm 2020, USD bắt đầu tạo định và giảm đều đặn kể từ tháng 3 năm 2020 đến hiện tại. USD đã mất 10-12% so với tất cả các đồng tiền của các đối tác thương mại lớn của Mỹ, giảm xuống mức yếu nhất kể từ đầu năm 2018.

Dựa trên một dự báo không được phổ biến rộng rãi mà tôi đã đưa ra vào tháng 6 về sự mất giá lên đến 35% của USD, thì hiện chúng ta mới đi được 1/3 đoạn đường.

2-traderviet.jpg

Đồng USD đang giao dịch ở mức thấp nhất so với các đồng tiền chính của nó kể từ đầu năm 2018

Có ba lý do chính khiến tôi lập luận rằng đồng đô la sẽ giảm:
1) thâm hụt tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ đang tăng mạnh;
2) sự gia tăng của đồng euro;
3) Cục Dự trữ Liên bang sẽ không làm gì để phản ứng lại với bất kỳ sự suy yếu nào của đồng bạc xanh;
Và mỗi lần xem lại dữ liệu, tôi lại càng có niềm tin hơn đối với sự sụt giảm của USD. Cụ thể:

Tài khoản vãng lai:


Như dự đoán, thâm hụt tài khoản vãng lai (thước đo thương mại bao quát nhất vì nó bao gồm cả lĩnh vực đầu tư) đã tiếp tục xấu đi, tăng 1.2 điểm phần trăm lên mức 3.3% tổng GDP trong Q2/20 và thêm 0.1% lên mức 3.4% trong Q3/20. Sự thay đổi trong Q2 là mức tăng thâm hụt lớn nhất từng được ghi nhận và ở mức hiện tại, thâm hụt đang là mức tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008.

1-traderviet.png

Thâm hụt thương mại đang hiện rõ - Thước đo thương mại bao quát nhất của Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ - Nguồn: Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ

Tiết kiệm trong nước của Mỹ đang suy giảm, liên quan đến việc bùng nổ dịch Covid-19 tạo thâm hụt ngân sách liên bang. Tỷ lệ tiết kiệm ròng trong nước (tiết kiệm có điều chỉnh theo khấu hao của các doanh nghiệp, cá nhân và khu vực chính phủ, cộng lại) đã giảm xuống dưới 0 lần đầu tiên trong Q2 và Q3 sau một thập kỷ. Tỷ lệ tiết kiệm ròng đã giảm 3.8% từ mức 2.9% ở Q1 xuống mức âm 0.9% vào Q2, đây cũng là mức giảm hàng quý lớn nhất từng được ghi nhận.

Sự sụt giảm tiết kiệm trong Q2 phần lớn là do Đạo luật Cares trị giá 2.2 nghìn tỷ USD, đạo luật này cung cấp cứu trợ tài chính trong thời gian phong toả liên quan đến dịch Covid-19. Đại dịch vẫn chưa kết thúc và gói cứu trợ 2.8 nghìn tỷ USD vẫn đang được triển khai, trong đó gói 900 tỷ USD đã được ký thành luật vào tháng 12, 1.9 nghìn tỷ còn lại đang được xem xét.

Tổng các gói cứu trợ nếu được triển khai hoàn toàn sẽ lên đến 5 nghìn tỷ USD, tương ứng với 24% GDP năm 2020. Mặc dù đây không phải là kích thích theo nghĩa thông thường, nhưng đợt bơm thanh khoản này đã phá vỡ mọi kỷ lục hiện đại về qui mô. Do đó, tỷ lệ tiết kiệm trong nước sẽ tiếp tục giảm xuống dưới 0, khiến thâm hụt cán cân vãng lai càng chịu áp lực mở rộng hơn nữa. Mặc dù sự mất cân bằng quốc tế có thể không phá vỡ kỷ lục trước đó là mức âm 6.3% thiết lập hồi cuối năm 2005 nhưng nó có khả năng đang tiến đến mức này.

Sự trỗi dậy của đồng euro


Là một người theo chủ nghĩa hoài nghi đồng euro, tôi luôn gặp khó khăn khi nói bất cứ điều gì quá tích cực về đồng tiền chung, đó là bởi một liên minh tiền tệ có một lỗ hổng nghiêm trọng: một đơn vị tiền tệ và ngân hàng trung ương nhưng không có chính sách tài khóa thống nhất.

Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra vào tháng 7 khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emanuel Macron đạt được thỏa thuận về một gói cứu trợ tài chính toàn khu vực qui mô 750 tỷ euro (908 tỷ USD). Điều này bổ sung phần tài khoá còn thiếu cho liên minh tiền tệ và hỗ trợ đáng kể cho đồng EUR.

3-traderviet.jpg

Đồng tiền chung của khối đã trở nên mạnh hơn kể từ đầu năm 2020

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ


Khi thâm hụt tài khoản vãng lai đang chịu áp lực, ngân hàng trung ương thường có thể giải cứu bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhưng điều đó chắc chắn không phải là điều FED sẽ làm lúc này. Với việc thay đổi chính sách, nhắm mục tiêu “lạm phát trung bình” vào tháng 8, FED đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng họ sẽ không sớm tăng lãi suất.

Cái gọi là Lý thuyết tiền tệ hiện đại cũng không thể giải cứu đồng đô la. Với việc Hoa Kỳ ngày càng phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài để bù đắp cho sự thiếu hụt ngày càng tăng của nguồn tiết kiệm trong nước và với các biện pháp nới lỏng định lượng chưa dừng lại của FED, tạo ra sự dư thừa thanh khoản lớn, khả năng đồng USD suy yếu đang có vẻ rất cao.

Một đại dịch vẫn đang hoành hành và một nền kinh tế đang trên bờ vực suy thoái kép khiến chính quyền mới của ông Biden không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tung ra một đợt cứu trợ tài khóa lớn mới. Và điều này sẽ gây ra hậu quả cho bất kỳ nền kinh tế nào. Nó làm tiết kiệm của Mỹ giảm và dẫn đến sự suy yếu của đồng USD.

Tham khảo: Bloomberg
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 138 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 411 Xem / 17 Trả lời
  • UK LEE trong Phân tích Hàng hóa Phái sinh 117 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 182 Xem / 4 Trả lời
  • khiconcon trong Trao Đổi về Broker 124 Xem / 4 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên