Tiêu điểm phiên Mỹ 20/10: JPY và “lằn ranh đỏ”, liệu BoJ có cứu đồng JPY một lần nữa?

Tiêu điểm phiên Mỹ 20/10: JPY và “lằn ranh đỏ”, liệu BoJ có cứu đồng JPY một lần nữa?

Tiêu điểm phiên Mỹ 20/10: JPY và “lằn ranh đỏ”, liệu BoJ có cứu đồng JPY một lần nữa?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,192
29,921
Tối nay thị trường sẽ đón nhận dữ liệu sản xuất và thất nghiệp của Mỹ, anh em chú ý thời điểm ra tin nhé. Tuy nhiên, tâm điểm có lẽ vẫn nằm ở USDJPY khi mà nó đang tiến đến mức giá được xem là “lằn ranh đỏ”.

Dưới đây là các cập nhật quan trọng trước phiên Mỹ, mời anh em tham khảo:

BoJ sẽ cứu đồng JPY? Thị trường căng thẳng chờ đợi động thái can thiệp mới!


Đồng JPY đã giảm xuống mức cản tâm lý quan trọng quanh mức 150 yên đổi 1 đô la, lần đầu tiên kể từ năm 1990, bất chấp những lời đe dọa can thiệp lặp đi lặp lại của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản nhằm giải quyết sự biến động quá mức của thị trường tiền tệ.

Sự bứt phá trên mốc cản quan trọng đang làm tăng áp lực buộc Tokyo phải có động thái can thiệp thị trường một lần nữa để kiềm chế sự sụt giảm không ngừng của đồng JPY, bởi nó làm gia tăng đáng kể chi phí nhập khẩu của nước này.

Động thái này cũng đưa Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trở lại tâm điểm chú ý trước cuộc họp chính sách vào tuần tới, khi họ được cho sẽ là sẽ tiếp tục giữ mức lãi suất cực thấp, yếu tố đã khiến JPY liên tục suy yếu.

Sau khi đồng yên giảm xuống dưới 150 so với đồng đô la, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki nói với các phóng viên rằng ông sẽ "có hành động quyết định" trước những động thái di chuyển quá mạnh của đồng yên.

Ông Suzuki nói: “Chúng tôi không thể chịu đựng những động thái thị trường tiền tệ quá nhanh, được thúc đẩy bởi hành động đầu cơ. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các chuyển động tiền tệ một cách tỉ mỉ và với sự cảnh giác cao độ. Tuy nhiên ông không đề cập đến “lằn ranh đỏ” – mức giá mà động thái can thiệp có thể xảy ra một lần nữa.”

USD đã tăng giá khoảng 30% so với JPY trong năm nay, mặc dù Nhật đã chi tới 2,8 nghìn tỷ yên (19,7 tỷ USD) để can thiệp vào thị trường ngoại hối trong tháng 9 để hỗ trợ đồng tiền của mình.

JPY 05.jpg


Moh Siong Sum, chiến lược gia tiền tệ tại Bank of Singapore đánh giá: “Mức 150 là một mức cản tâm lý vô cùng quan trọng, có thể kích hoạt sự can thiệp trở lại của BoJ, mọi người cũng đã nói về điều đó trong một thời gian.

Về phần mình, BoJ cũng đã tăng cường những nỗ lực bảo về giới hạn lợi suất trái phiếu 0% của họ vào Thứ năm với các đề nghị mua trái phiếu khẩn cấp. Thống đốc BoJ theo trường phái ôn hoà, Haruhiko Kuroda, đã nhiều lần loại trừ khả năng nâng lãi suất cực thấp của họ để điều chỉnh hướng đi của JPY.

BOJ đang bị mắc kẹt với các chính sách của mình, một mặt họ phải kiềm chế sự sụt giảm của đồng nội tệ, một mặt họ phải giữ các chính sách tiền tệ lỏng lẻo để có thể hỗ trợ nền kinh tế đang hồi phục một cách mong manh của họ.

Trong khi những lo lắng của thị trường về sự can thiệp đã giữ cho tốc độ giảm của đồng yên trở nên chậm đi thì các nhà phân tích kỳ vọng đồng tiền này sẽ tiếp tục xu hướng giảm miễn là BOJ vẫn đi ngược với xu thế thắt chặt chính sách của các NHTW lớn, đặc biệt khi so sánh với FED.

>> Đọc thêm: JPY giảm xuống dưới mức giá đã kích hoạt động thái can thiệp tiền tệ vào tháng trước, kỳ vọng gì tiếp theo?

Khó khăn bao trùm nước Anh, triển vọng GBP đầy u ám!


Lợi tức trái phiếu chính phủ của Vương quốc Anh đã tăng trở lại vào thứ Năm, sau khi các kế hoạch chi tiêu của Bộ Tài chính cho thấy chi phí gia tăng trong nhiều năm nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương Anh.

Bộ Tài chính Anh đã dành ra 11,18 tỷ bảng Anh (12,5 tỷ USD) để bù đắp các khoản lỗ do Ngân hàng Trung ương Anh thực hiện trên danh mục trái phiếu khi họ chuẩn bị rút lại các khoản mua trái phiếu những năm gần đây, một sự đảo ngược đáng kể trong lợi nhuận từ danh mục đầu tư cho chính phủ.

gbp 04.jpg

Cam kết chi tiêu bổ sung tiềm ẩn trong các kế hoạch mới - có thể sẽ buộc chính phủ phải vay nhiều hơn – và nó đến vào một thời điểm đặc biệt khó xử. Chi phí của những khoản chi tiêu đó sẽ tăng lên do lãi suất tăng trên toàn cầu. Hơn nữa, chính phủ vừa mới bác bỏ chương trình cắt giảm thuế của tân Thủ tướng Liz Truss để xoa dịu thị trường. Trước đó, BoE đã phải tiến hành can thiệp để trấn tĩnh thị trường bằng cách mua trái phiếu cho đến khi chính sách này bị hủy bỏ.

Trong khi thị trường hoan nghênh sự đảo ngược chính sách của chính phủ Anh thì lợi suất trái phiếu tiếp tục đưa ra mức phí bảo hiểm cao hơn mức bình thường do bất ổn chính trị. Một phần, đó là bởi vì sự chia rẽ của Đảng Bảo thủ cầm quyền đã trở nên rõ ràng hơn và khó quản lý hơn do sự đảo ngược chính sách và sự ra đi của hàng loạt quan chức trong nội các. Sau khi Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng bị sa thải, Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman cũng đã từ chức hôm thứ Tư trong một nỗ lực dường như nhằm buộc chính quyền của bà Truss sụp đổ.

>> Đọc thêm: “Chỉ số Niềm tin về sự sụp đổ” của thị trường đang cho thấy điều gì? Liệu tình hình có thực sự nghiêm trọng?

Nhiều nhân tố bất lợi kiềm hãm giá vàng


Giá vàng chững lại gần mức thấp nhất trong ba tuần vào thứ Năm, do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao hơn và lo ngại về việc FED sẽ tăng lãi suất mạnh hơn đã làm giảm nhu cầu đối với kim loại quý.

Vàng giao ngay đi ngang ở mức 1627,98 USD/oz vào đầu phiên Âu, trước đó nó đã chạm mức thấp nhất kể từ ngày 28 tháng 9 ở mức 1621,20 USD. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ cũng giảm 0,1% xuống 1632,70 USD.

Craig Erlam, một nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA cho biết: “Vàng vẫn dễ bị tổn thương do môi trường lạm phát và lãi suất không thuận lợi đối với kim loại này”. Đồng thời nói thêm rằng nó đang tìm được hỗ trợ quanh mức 1620 và khả năng tái kiểm tra mốc cản tâm lý quanh 1600 đang ngày càng gia tăng.

Screen Shot 2022-10-20 at 17.10.30.png

Trong khi vàng thường được coi là hàng rào chống lại lạm phát và bất ổn kinh tế, lãi suất tăng tại Mỹ đang làm gia tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, thứ tài sản có lợi suất bằng 0. Giá kim loại quý đã giảm 11% trong năm nay.

Báo cáo Beige book mới phát hành của FED cho thấy hoạt động kinh tế của nước này tăng trưởng khiêm tốn trong những tuần gần đây, và không đẩy lùi kỳ vọng về đợt tăng lãi suất 75bps khác vào tháng 11.

Thúc đẩy đà giảm và tâm lý tồi tệ của thị trường vàng là việc SPDR - quỹ giao dịch hoán đổi được đảm bảo bằng vàng lớn nhất thế giới - đã giảm lượng nắm giữ 6,08 tấn vào thứ Tư, đánh dấu một đợt xả vàng lớn nhất trong một ngày kể từ ngày 6 tháng 7.

-----
Anh em quan tâm đến chủ đề PTCB ghé qua nhớ ủng hộ mình nhé! Cảm ơn anh em nhiều! ;)

Tham khảo: Investing và những nguồn khác

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm: Xem chi tiết tại đây.
[TBODY] [/TBODY]
 
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Chuyện bên lề 44,227 Xem / 51 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,588 Xem / 67 Trả lời
  • Bianas trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 28,244 Xem / 12 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 662 Xem / 6 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên