Nam Á: Bộ mặt mới của các nền kinh tế mới nổi

Nam Á: Bộ mặt mới của các nền kinh tế mới nổi

Nam Á: Bộ mặt mới của các nền kinh tế mới nổi

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Ngân hàng Thế giới báo cáo rằng tăng trưởng ở Nam Á (South Asia) đã tăng từ 6,2% lên 7,5% từ năm 2013 đến 2016. Trong cùng thời gian, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển vẫn trì trệ ở mức thấp hơn trong khoảng 1% đến 3% và thậm chính có những quốc gia phát triển thuộc BRICs (ngoại trừ Ấn Độ) còn có phát triển âm. Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm chạp, khu vực Nam Á đã nổi lên với hiệu suất phù hợp và mạnh mẽ.

[B]Nam Á: Ít bị tổn thương hơn đối với bất ổn tài chính toàn cầu[/B]


Khu vực Nam Á chủ yếu bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka, cũng như các quốc gia nhỏ hơn, như Nepal, Bhutan và Maldives.

Hiện tại doanh thu đáng kể đang đến từ xuất khẩu quốc tế, tuy nhiên nhu cầu trong nước dự kiến sẽ là động lực chính cho tăng trưởng trong tương lai gần. Thị trường trong nước làm cho các nền kinh tế này ít bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng bên ngoài và bất ổn tài chính toàn cầu.

nam-a-1.png

Hầu như tất cả các quốc gia này là nhà nhập khẩu ròng hàng hóa. Do đó, trong khi nhiều quốc gia đòi hỏi nguồn năng lượng lớn như Ấn Độ, đã dự trữ một số lượng dầu khổng lồ với giá rẻ để sử dụng trong tương lai. Các quốc gia như Bangladesh đã nổi lên như là nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm dệt may và được hưởng lợi từ giá bông thấp hơn.

Các nước Nam Á chủ yếu nhập khẩu hàng thô sau đó sản xuất hàng hóa thành phẩm để xuất khẩu. Điều này làm giảm bớt các tác động tiềm năng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Đồng thời, nhập khẩu hàng thô rất rẻ với chi phí thấp và cung cấp thành phẩm đầu ra đắt tiền cho thị trường quốc tế.

[B]Dự đoán tương lai của Nam Á[/B]


Trong khi các nền kinh tế Nam Á cho thấy tăng trưởng GDP mạnh mẽ từ 6,2% năm 2013 lên 7,5% từ năm 2013 đến năm 2016, Ngân hàng Thế giới ước tính rằng động lực tăng trưởng sẽ giảm dần và lấy lại đà phát triển vào năm 2019.

nam-a-2.png

Ấn Độ đã đa dạng hóa thành công trong việc tăng cường khả năng sản xuất. Gần đây, Ấn Độ đã thu hút được đầu tư nước ngoài, tự do hóa FDI trong các lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, bất động sản, đường sắt và bảo hiểm và tiến tới hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên, những trở ngại trong việc thực hiện các cải cách quan trọng, bao gồm thuế hàng hóa và dịch vụ và dự luật thu hồi đất là những trở ngại tiếp theo cần giải quyết.

Pakistan tiếp tục được hưởng lợi từ các khoản đầu tư từ Trung Quốc và sự trở lại của Iran với các thị trường quốc tế dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại lẫn nhau. Ngoài ra, Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) dự kiến sẽ thúc đẩy nền kinh tế Pakistan đến năm 2030. Theo tin tức của Dawn, CPEC là một mạng lưới đường bộ, đường sắt và đường ống dẫn dầu và khí đốt dài 3.000 km từ cảng Gwadar (tại Pakistan) đến thành phố Kashgar ở phía tây bắc khu vực tự trị Tân Cương của Trung Quốc.

Bangladesh hiện là một nhà sản xuất các sản phẩm dệt may hàng đầu. Dự báo về sự gia tăng nhu cầu trong nước, nhu cầu đặt hàng quốc tế và trong thời gian tới Bangladesh sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực cho lĩnh vực này.

nam-a-3.png

Các nền kinh tế nhỏ hơn của Bhutan và Sri Lanka cũng có dự báo tăng trưởng mạnh mẽ. Được hỗ trợ bởi đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, Bhutan đã bắt tay vào xây dựng ba dự án thủy điện lớn để thúc đẩy các ngành công nghiệp quan trọng.

Trong khi Sri Lanka đang tiến hành cải cách chính sách để thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ. Cả hai quốc gia này cũng được dự kiến sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng cao trong lĩnh vực du lịch, cho đến nay vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng thực sự của nó.

Điểm mấu chốt

Với tốc độ tăng trưởng là 6,2%, khu vực Nam Á có tất cả những gì cần thiết để trở thành điểm sáng tiếp theo trong nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù các thách thức vẫn còn do sự không chắc chắn về chính trị, quan liêu và các mối quan ngại về an ninh, tuy nhiên tiềm năng về kinh tế vẫn là rất lớn.

Nguồn investopedia.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 497 Xem / 14 Trả lời
  • DungMaximus trong Quyền chọn Nhị phân - Binary Options 12,889 Xem / 37 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 2,286 Xem / 1 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 127 Xem / 1 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 283 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên