Tư duy chấp nhận rủi ro của giới pro trader gói gọn trong 5 bài học này...

Tư duy chấp nhận rủi ro của giới pro trader gói gọn trong 5 bài học này...

Tư duy chấp nhận rủi ro của giới pro trader gói gọn trong 5 bài học này...

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,345
32,531
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/tu-duy-chap-nhan-rui-ro-pro-trader-traderviet-1715225973.png
Chủ đề liên quan
90243, 88380, 88335, 88299
Xin chào cả nhà!

Sau đây là chia sẻ của tác giả Rolf - một trong hai người sáng lập của trang tradeciety.com - về 5 tư duy chấp nhận rủi ro của giới pro trader nhé mọi người!

***​

Người ta gọi chúng ta là "trader" bởi vì chúng ta giao dịch (trade) đúng không? Nhưng cách mô tả chính xác hơn về công việc của bạn sẽ là "người chấp nhận rủi ro" (risk-taker).

Là một trader, bạn đặt cược tiền của mình vào thứ gì đó bạn không thể kiểm soát, nơi bạn không có ảnh hưởng đến kết quả và ngay cả khi bạn chơi hết mình, bạn đã làm mọi thứ có thể và cam kết 100% với kế hoạch của mình, bạn vẫn có thể dễ dàng thua lỗ mà không phải lỗi của bạn.

Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn ý nghĩa của việc chấp nhận rủi ro và tư duy bạn cần có để giao dịch thành công.


#1 TRADING LÀ CÔNG VIỆC ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG ĐIỀU KHÔNG CHẮC CHẮN


tu-duy-chap-nhan-rui-ro-pro-trader-traderviet1.jpeg


Mặc dù bạn có thể có một hệ thống giao dịch đáng tin cậy dựa trên các kết quả trước đó và bạn tuân thủ tất cả các quy tắc một cách nghiêm ngặt, nhưng bất kỳ setup hoặc bất kỳ giao dịch nào cũng có thể thất bại bất cứ lúc nào.

Sau khi bạn tham gia giao dịch dựa trên các tiêu chí của mình, việc giá có đạt được mức chốt lời (take profit) hay dừng lỗ (stop loss) đều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Các trader thường mắc sai lầm khi "bám chặt" vào các giao dịch của họ và họ tin rằng nếu một setup nào đó đặc biệt hứa hẹn thì nó sẽ mang lại lợi nhuận. Suy nghĩ này cực kỳ nguy hiểm và sai lầm!

Bạn không bao giờ có thể biết trước liệu giao dịch của mình sẽ thắng hay thua - vậy tại sao bạn lại tham gia các giao dịch thua lỗ ngay từ đầu?

Là một trader, bạn phải thờ ơ với kết quả. Thắng hay thua đều không quan trọng nếu bạn đã thực hiện mọi thứ một cách chính xác.

Bài học 1: Hiểu rằng bạn không thể kiểm soát hoặc dự đoán kết quả của một giao dịch. Đừng "bám chặt" vào các giao dịch của bạn; bạn không thể tránh khỏi những giao dịch thua lỗ. Là trader có nghĩa là bạn phải đối mặt với những điều không chắc chắn, mỗi ngày.

#2 MẠO HIỂM NHIỀU HƠN KHI TỶ LỆ THẮNG CỦA BẠN CAO


tu-duy-chap-nhan-rui-ro-pro-trader-traderviet2.png

Người cá độ thể thao từ lâu đã biết điều này: Khi bạn đặt cược vào một đội có nhiều khả năng thắng, bạn sẵn sàng mạo hiểm nhiều hơn vì bạn có cơ hội kiếm tiền cao hơn và khi đội bạn chọn không có nhiều cơ hội chiến thắng, bạn sẽ mạo hiểm ít hơn.

Các trader thì không khôn ngoan đến vậy...

Chẳng phải sẽ hợp lý khi mạo hiểm nhiều hơn nếu chiến lược của bạn có tỷ lệ thắng là 75% so với khi chiến lược của bạn chỉ có tỷ lệ thắng là 50% hay sao? Tỷ lệ thắng thấp hơn có nghĩa là bạn sẽ có nhiều giao dịch thua lỗ hơn. Do đó, rủi ro trên mỗi giao dịch càng lớn, thì biến động trong số dư tài khoản của bạn càng lớn.

Điều này đặc biệt thú vị đối với các trader sử dụng nhiều setup hoặc chiến lược giao dịch khác nhau. Hãy thử nghiệm và xem hiệu suất của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu bạn tập trung nhiều hơn vào các giao dịch có tỷ lệ thắng cao hơn và giảm rủi ro cho các setup có tỷ lệ thắng thấp. Nó có thể làm giảm đáng kể sự biến động.

Tuy nhiên, tỷ lệ Risk:Reward (rủi ro/phần thưởng) cũng phải hợp lý và nếu tiềm năng kiếm lợi nhuận bị hạn chế, thì nó không thể biện minh cho giao dịch - chứ đừng nói đến việc đặt cược lớn hơn.

Bài học 2: Không nên tùy ý mạo hiểm một khoản tiền cố định 2% cho bất kỳ giao dịch nào. Đây là một quan niệm sai lầm cho rằng mạo hiểm 2% cho bất kỳ giao dịch nào là cách đúng đắn. Hãy hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ thắng, quy mô vị thế và tác động đến số dư tài khoản của bạn. Hãy giảm rủi ro cho các setup có tỷ lệ thắng thấp để tránh biến động quá nhiều.




#3 CHUỖI THUA LỖ XẢY RA. CHÚNG KHÔNG PHẢI (LÚC NÀO CŨNG) LÀ LỖI CỦA BẠN


Bạn có thể có một chiến lược giao dịch được backtest và foward-test. Bạn có thể ước tính khá chính xác rằng tỷ lệ thắng của bạn là 65% - hoặc bất kỳ tỷ lệ nào khác. Với thông tin này, bạn có thể dự đoán rằng trong 1000 giao dịch tiếp theo, bạn sẽ có gần 650 giao dịch thắng và 350 giao dịch thua. Tuy nhiên, tỷ lệ thắng của bạn không thể cung cấp bất kỳ thông tin nào về kết quả của 5, 10 hoặc 20 giao dịch tiếp theo. Thua 10 lần trong 10 giao dịch tiếp theo có thể xảy ra dễ dàng như việc thắng 10 lần liên tiếp.

Trong ngắn hạn, mọi thứ đều có thể xảy ra và nó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Dữ liệu trong bảng dưới đây dựa trên một chiến lược giao dịch với tỷ lệ thắng là 60%. Như bạn có thể thấy, ngay cả 6 giao dịch thua lỗ liên tiếp cũng sẽ xảy ra cứ mỗi 245 giao dịch. Nếu bạn thực hiện 2 giao dịch mỗi ngày, bạn sẽ có chuỗi thua lỗ 6 giao dịch hai lần mỗi năm. Và trong thời gian đó, bạn sẽ trải qua một số chuỗi thua lỗ gồm 3, 4 hoặc 5 giao dịch thua lỗ liên tiếp.

Khi bạn gặp phải chuỗi thua lỗ, hãy tự hỏi mình: Liệu tôi có tuân theo các quy tắc của mình và tôi đã thực hiện mọi thứ một cách chính xác không? Hay tôi là người mắc sai lầm và gây ra thua lỗ?

tu-duy-chap-nhan-rui-ro-pro-trader-traderviet3.png


Số thua lỗ liên tiếp​
Cứ mỗi ... giao dịch​
2​
6​
3​
16​
4​
40​
5​
98​
6​
245​
7​
600​

Bài học 3: Đừng nghĩ rằng chuỗi thua lỗ là lỗi của bạn. Nhưng quan trọng hơn, đừng hoảng loạn khi nó xảy ra. Cam kết thực hiện tốt nhất trong mọi giao dịch. Chuỗi thua lỗ sẽ kết thúc nếu bạn tuân thủ kế hoạch.

#4 PHÒNG VỆ RỦI RO THUA LỖ (DOWNSIDE)


tu-duy-chap-nhan-rui-ro-pro-trader-traderviet5.jpeg


Phần lớn trader luôn tập trung vào giao dịch lớn tiếp theo và đặt câu hỏi về cách tối đa hóa lợi nhuận. Điều này đúng ở một mức độ nhất định, nhưng bất cứ khi nào tôi làm việc với một trader, tôi cũng cố gắng tập trung vào khâu phòng thủ.

Tôi đã thấy các trader cải thiện đáng kể về tư duy và hiệu suất giao dịch một khi họ tập trung nhiều hơn vào việc bảo vệ vốn của mình và đảm bảo thua lỗ không vượt quá tầm kiểm soát.

Khi bạn có thể cắt lỗ hiệu quả, chọn lọc hơn, tuân theo các nguyên tắc quản lý rủi ro và tránh giao dịch trả thù và rượt đuổi giá, hai điều sẽ xảy ra:

Thứ nhất, tài khoản của bạn sẽ phát triển theo cách mượt mà hơn và những biến động lớn sẽ dừng lại.

Thứ hai, tư duy của bạn sẽ thư giãn và bạn sẽ trở thành một trader bình tĩnh hơn. Điểm thứ hai này là nơi bạn thấy rất nhiều lợi ích bổ sung trong các lĩnh vực khác trong giao dịch của mình. Bạn không vội vàng giao dịch, bạn không cố gắng bắt kịp, bạn không đuổi theo giá, bạn chọn lọc và không căng thẳng về việc tăng tài khoản nhanh hơn.

Bài học 4: Vốn tinh thần (duy trì trạng thái cảm xúc tốt) quan trọng hơn vốn tiền bạc. Các trader đánh mất vốn tinh thần, sau đó cảm thấy thất vọng, mất đi niềm vui và sự phấn khích về trading hoặc là sẽ bỏ cuộc, hoặc là bước vào "trạng thái đánh bạc", nơi họ chỉ cố gắng đạt được những thành công lớn và tìm kiếm chén thánh mà không nghiêm túc với nghề.

#5 ĐẶT CẢM XÚC CỦA BẠN RA BÊN NGOÀI


tu-duy-chap-nhan-rui-ro-pro-trader-traderviet4.png


Nếu bạn tham gia giao dịch để kiếm tiền, đây là lý do chính của tất cả mọi người tìm đến trading, thì bạn phải coi nó như một công việc và dành cho nó sự nghiêm túc cần thiết.

Giao dịch tốt cần phải lặp đi lặp lại, nhàm chán và tẻ nhạt. Thật là thất vọng, phải không!?

Nhưng đừng vội "chia tay" tôi!

Ý tôi là, nếu bạn cảm thấy phấn khích trong các phiên giao dịch của mình, ăn mừng chiến thắng hoặc khóc lóc vì thua lỗ, thì bạn không phải là một trader chuyên nghiệp, mà là một kẻ đánh bạc nghiệp dư. Hoặc, nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy quy mô vị thế của bạn quá lớn.

Trading là một hoạt động liên quan đến xác suất, trong đó bạn biết rằng tỷ lệ Risk:Reward kết hợp với tỷ lệ thắng sẽ mang lại cho bạn lợi thế. Công việc duy nhất của bạn là đảm bảo thực hiện các giao dịch 100% theo kế hoạch của mình và không bị chi phối bởi cảm xúc. Đó là mô tả công việc của một trader.

Trading cần phải được lặp đi lặp lại, nhàm chán và tẻ nhạt. Mỗi ngày, bạn tìm kiếm những thứ giống hệt nhau, các giao dịch của bạn phải giống hệt nhau và bạn phải tuân theo một cách tiếp cận có cấu trúc. Điều đó không có nghĩa là nó không thú vị, nhưng "cái thú vị" không đến từ việc x2 tài khoản của bạn trong một tuần hoặc một tháng với việc quản lý rủi ro không phù hợp, mà nó đến từ việc tuân theo kế hoạch của bạn, làm những điều bạn BIẾT là đúng, chinh phục bản thân và PHÁT HUY tiềm năng của mình.


Bài học 5: Nếu bạn đang tìm kiếm sự phấn khích và giải trí, thì trading không phải là nơi dành cho bạn. Một trader là người lý trí, không cảm xúc và lặp đi lặp lại những việc giống hệt nhau!

Nguồn: tradeciety.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 5,379 Xem / 92 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 783 Xem / 39 Trả lời
  • Dukic trong Trao Đổi về Broker 491 Xem / 7 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 244 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 6 Trả lời
  • thonghm trong Trao Đổi về Broker 129,978 Xem / 455 Trả lời
  • khiconcon trong Trao Đổi về Broker 63 Xem / 2 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 233 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên