Chiến lược ĐỈNH CAO với tín hiệu "phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp" trên chỉ báo RSI

Chiến lược ĐỈNH CAO với tín hiệu "phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp" trên chỉ báo RSI

Chiến lược ĐỈNH CAO với tín hiệu "phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp" trên chỉ báo RSI

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,389
29,039
Rất xin lỗi mọi người vì mình quên làm phần 2 của chiến lược với tín hiệu phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp trên RSI. Nếu như không phải bạn @Jewel Nguyen nhắc thì chắc mình cũng quên luôn. Thôi thì bây giờ các anh em đọc cũng chưa muộn đâu nhỉ.

Để giao dịch được chiến lược này, anh em cần nắm được cách xác định phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp trên chỉ báo RSI. Và phân loại được độ mạnh yếu của các tín hiệu đó. Và những nội dung này đều nằm ở bài trước nhé. Nếu bác nào chưa đọc bài viết trước thì có thể vào link bên dưới và đọc lại nhé:

Kỹ thuật giao dịch ĐỈNH CAO với tín hiệu phân kỳ RSI - Phần 1: Phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp

Bây giờ chúng ta đi vào phần chiến lược nhé.

Chiến lược với tín hiệu phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp trên chỉ báo RSI


Có 2 chiến lược có thể áp dụng để giao dịch với tín hiệu phân kỳ trên RSI. Chúng ta đi từng chiến lược nhé.

Chiến lược số 1: Phân Kỳ kết hợp Key Level


Chiến lược này ta chỉ cần sử dụng một khung thời gian để phân tích và giao dịch. Nói vậy có nghĩa là chiến lược thứ 2 sẽ sử dụng đa khung thời gian đó nhé anh em.

Nguyên tắc giao dịch
  • Đầu tiên, anh em cần xác định khung thời gian giao dịch cho chiến lược này, và tốt nhất là sử dụng khung thời gian càng lớn sẽ càng tốt, từ khung H4 trở lên.
  • Sau đó xác định những ngưỡng kháng cự hỗ trợ mạnh (key level) trên khung thời gian đó. Chúng ta chỉ vấn sử dụng đỉnh đáy để xác định những ngưỡng này thôi là được rồi. Với điều kiện đỉnh đáy cần rõ ràng và dễ nhận biết trên biểu đồ. Tức là khi giá tìm tới một ngưỡng kháng cự hỗ trợ, giá đảo ngược lại từ những vùng đó một cách rõ ràng.
  • Bước tiếp theo ta đợi giá tiếp cận đến ngưỡng kháng cự hỗ trợ này và phản ứng tại đó. Nếu có tín hiệu phân kỳ xuất hiện trên RSI thì ta sẽ tìm cơ hội để giao dịch.
  • Sau đó, ta vẽ một đường trendline nối các đáy gần nhất khi giá tiếp cận kháng cự hoặc nối các đỉnh lại với nhau khi giá tiếp cận hỗ trợ. Và thời điểm giá phá vỡ và đóng cửa vượt ngoài trendline cũng là lúc ta tham gia giao dịch.
Chiến lược bán với tín hiệu phân kỳ rộng

Các bạn nhìn hình bên dưới cho dễ hình dung nha:

1.png

Như hình trên ta thấy, có một ngưỡng kháng cự mạnh trên biểu đồ (đường ngang màu xanh lá). Giá sau đó quay trở lại và kiểm tra ngưỡng này và bị đẩy ngược trở lại. Nhưng lúc đó chưa có tín hiệu phân kỳ. Lần retest tiếp theo khiến giá bị đẩy ngược lại còn mạnh mẽ hơn và lúc này tín hiệu phân kỳ đã xuất hiện.

Đây là một tín hiệu phân kỳ rộng giảm giá xuất hiện ở vùng quá mua, là tín hiệu chất lượng nhất. Và nó xuất hiện ở ngay ngưỡng kháng cự. Không có lý do gì ta không giao dịch ở tín hiệu này.

Kết nối 2 đáy trước đó để hình thành trendline tăng giá, và thời điểm giá phá vỡ trendline và đóng cửa bên dưới đó mới là lúc ta bán ra hợp lý.

Chiến lược mua với tín hiệu phân kỳ rộng

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

2.png

Một ngưỡng hỗ trợ rất rõ ràng trên biểu đồ (đường ngang màu tím), giá sau đó tiếp cận đến ngưỡng này và tạo được phân kỳ rộng tăng giá. Phân kỳ rộng này cũng xuất hiện tại vùng quá bán luôn nên đây là tín hiệu phân kỳ chất lượng.

Kết nối các đỉnh trước đó để hình thành trendline giảm, và tín hiệu mua được thực hiện khi có nến đóng cửa phía trên trendline.

2 ví dụ trên đều là tín hiệu phân kỳ rộng, khá là dễ nhận biết phải không ạ? Bây giờ ta chuyển qua một ví dụ về phân kỳ hẹp nhé.

Chiến lược mua với tín hiệu phân kỳ hẹp

Các bạn xem hình bên dưới:

3.png

Có thể thấy ở hình trên, giá di chuyển thẳng xuống ngưỡng hỗ trợ mà không tạo được đáy nào rõ ràng khi tiếp cận nó. Như đã nói ở bài viết trước, rất nhiều anh em trader trong trường hợp này có thể sẽ không nhận thấy được tín hiệu phân kỳ hẹp trong biểu đồ trên. Nên ta chỉ cần đơn giản là chuyển qua biểu đồ đường (line chart) để thấy rõ đỉnh đáy của hành động giá trong trường hợp này là được. Các bạn xem hình bên dưới:

4.png

Như hình trên có thể thấy giá đã tạo phân kỳ hẹp tại ngưỡng hỗ trợ với biểu đồ đường đúng không ạ? Và bước tiếp theo thì tương tự như 2 ví dụ trên, đó là ta vẽ đường trendline giảm và sau đó đợi giá đóng cửa phía trên đường trendline này rồi vào lệnh mua. Như hình bên dưới:

5.png

Lưu ý quan trọng: đối với chiến lược này, chúng ta không có nhiều sự xác nhận giao dịch, nên tốt nhất ta ưu tiên tín hiệu phân kỳ rộng hơn là phân kỳ hẹp nhé.

Chiến lược đầu tiên này khá đơn giản đúng không anh em. Nhưng thực tế chiến lược này cũng có kha khá tín hiệu nhiều vì nó có ít sự xác nhận. Hơn nữa đôi khi mức rủi ro của chiến lược cũng khá lớn khi đặt dừng lỗ theo đỉnh đáy trước đó. Và chiến lược số 2 sẽ giảm thiểu đi những hạn chế này rất nhiều.

Chiến lược số 2: Nến hành động giá kết hợp Key Level


Nến hành động giá
Nói trước một chút về nến hành động giá. Thực tế nến hành động giá không hẳn là mô hình nến. Tất nhiên nếu là mô hình nến thì càng tốt, nhưng không có mô hình nến thì không có nghĩa là ta không giao dịch được.

Cái mà bạn cần quan tâm ở đây là khi giá tiếp cận và phản ứng tại một ngưỡng kháng cự hỗ trợ, hành động giá cần cho ta thấy được cái mà ta muốn thấy. Cụ thể như là khi giá tiếp cận ngưỡng kháng cự, thì cái mà bạn muốn thấy là có tín hiệu người bán tham gia thị trường tại đó. Tín hiệu đó sẽ củng cố niềm tin thực hiện lệnh bán của bạn hơn. Và nến mà ta cần đó là nến có đuôi nến trên dài, hoặc một nến giảm xuất hiện tại đó. Và ngược lại với ngưỡng hỗ trợ

Còn nếu như giá trực tiếp đâm xuyên qua một ngưỡng kháng cự hỗ trợ thì chứng tỏ không có tín hiệu hành động giá xuất hiện. Ta cũng đơn giản là không giao dịch mà thôi.

Rồi, vào phần nguyên tắc nhé anh em. Bài hơi dài, mọi người ráng đọc nhé.

Nguyên tắc giao dịch
  • Đầu tiên, vẫn là cần xác định khung thời gian. Chiến lược này chúng ta sẽ sử dụng 2 khung thời gian. Một khung thời gian để phân tích bối cảnh cần có và khung thời gian thấp hơn để tìm tín hiệu vào lệnh.
  • Bước tiếp theo, vẫn là xác định hỗ trợ kháng cự mạnh ở khung thời gian lớn.
  • Sau đó, đợi giá tiếp cận đến ngưỡng kháng cự hỗ trợ xem nó có phản ứng mà ta cần xuất hiện hay không. Nếu giá tạo nến có đuôi nến hoặc giá bị đẩy ngược lại từ ngưỡng kháng cự hỗ trợ thì lúc đó ta di chuyển xuống khung thời gian thấp để tìm phân kỳ. Anh em lưu ý nhé, phân kỳ sẽ được tìm ở ngay tại nến phản ứng ở khung thời gian thấp.
  • Xuống khung thời gian thấp hơn để tìm phân kỳ tại nến hành động giá ở khung thời gian lớn.
  • Sau đó thì tương tự như chiến lược 1. Nếu có tín hiệu phân kỳ, ta lại vẽ đường trendline và đợi giá đóng cửa vượt ra ngoài đường trendline là có thể tham gia giao dịch.
Chiến lược mua

Các bạn nhìn biểu đồ ở khung 12H bên dưới:

6.png

Ta thấy có ngưỡng hỗ trợ mạnh trên biểu đồ, sau đó giá tiếp cận đến và hình thành nhiều nến có đuôi nến dưới dài. Đó chính là nến hành động giá mà chúng ta cần. Lúc này ta có thể di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn để tìm tín hiệu pân kỳ. Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:

7.png

Hình trên là hành động giá tương ứng với nến hành động giá ở khung 12H. Ta thấy giá tạo đáy thấp hơn nhưng MACD tạo đáy cao hơn, và đây là tín hiệu phân kỳ tăng giá mà chúng ta cần. Đây là tín hiệu hiệu xác nhận cho áp lực mua ở khung 12H.

Vẽ một đường trendline giảm nối các đỉnh, và chờ giá đóng cửa trên đường này là ta có thể tham gia giao dịch.

Chiến lược bán

Biều đồ khung D1, ta thấy ngưỡng kháng cự có 2 lần phản ứng giá trước đó. Lần phản ứng tiếp theo giá đã tạo nhiều nến có đuôi nến trên và nến giảm mạnh tại vùng này. Đây là nến hành động giá mà chúng ta cần.

8.png

Chúng ta di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn:

9.png

Hình trên là khung thời gian H4 tương ứng với nến hành động giá trên khung thời gian D1. Giá đã tạo được tín hiệu phân kỳ ở khung H4. Và lúc này, ta vẽ đường trendline tăng đợi giá phá vỡ và đóng cửa bên dưới là có thể bán được rồi.

Thêm một ví dụ khác:

10.png

Ngưỡng hỗ trợ mạnh trên khung 8H. Giá phản ứng với ngưỡng hỗ trợ và tạo nến inside bar, cho thấy tâm lý do dự tại ngưỡng hỗ trợ này. Đây là nến hành động giá mà ta cần. Sau đó di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn để tìm tín hiệu phân kỳ:

11.png

Khung 4H không thấy tín hiệu phân kỳ, tuy nhiên đây lại có thể là một phân kỳ hẹp. Bạn chỉ cần dùng biểu đồ đường là có thể xác nhận điều này. Như hình bên dưới ta thấy là có tín hiệu phân kỳ tại đây:

12.png

Vẽ trendline giảm, đợi giá đóng cửa trên trendline và thực hiện lệnh mua.

13.png

Chiến lược 2 áp dụng trong thị trường có xu hướng


Nguyên tắc đơn giản như sau:
  • Xác định xu hướng của thị trường với đường MA.
  • Nếu là xu hướng tăng thì bạn tìm hỗ trợ mạnh hợp lưu với đường MA để tìm cơ hội mua lên và ngược lại nếu là xu hướng giảm ta tìm ngưỡng kháng cự mạnh hợp lưu với đường MA, để tìm cơ hội bán xuống.
  • Có ngưỡng hỗ trợ kháng cự hợp lưu rồi, ta đợi đợt giá pullback về đó và tìm nến hành động giá.
  • Nếu có nến hành động giá ta di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn tìm tín hiệu phân kỳ. Nếu có phân kỳ thì bạn vẽ trendline và đợi giá đóng cửa vượt ngoài trendline để giao dịch. Đây sẽ là tín hiệu chất lượng vì có nhiều tín hiệu xác nhận hơn.
Ví dụ cho anh em hiểu rõ hơn:

14.png

Xem biểu đồ khung 12H bên dưới, có thể thấy thị trường nằm trong xu hướng tăng vì giá nằm trên đường EMA 50. Ngưỡng hỗ trợ với đỉnh trước đó hợp lưu tại đường EMA này. Và ta thấy giá sau đó pullback về vùng hợp lưu này và phản ứng khá mạnh mẽ. Nhiều nến có đuôi nến dưới xuất hiện, đây là nến hành động giá mà ta cần.

Di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn để tìm tín hiệu phân kỳ:

15.png

Hình trên là hành động giá ở khung 4H tương ứng với nến hành động giá ở khung 12H. Ta thấy đã có tín hiệu phân kỳ xuất hiện. Sau đó vẽ đường trendline giảm và đợi giá đóng cửa trên trendline là có thể vào lệnh mua.

Cũng khá dài rồi nhỉ. Thực tế thì chiến lược với tín hiệu phân kỳ rộng và phân kỳ hẹp này còn có thể giao dịch đảo chiều xu hướng. Tuy nhiên bài viết khá dài rồi nên mình tạm dừng tại đây. Anh em nào quan tâm chiến lược đảo chiều thì để lại comment bên dưới, mình viết một bài riêng nhé.

Mình xin trả nợ cho các anh em: @Jewel Nguyen @Boy89 @Thanhnamkt92 @luong hue duy @FlyShark @Hoangnam Leo @xeom

Trích nguồn: YTB
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
cám ơn bạn nhé. Mình xem video thấy còn phần nói về divergent + correlations nữa mà bạn. Lỡ rồi, ráng giúp anh em thêm tí nữa đi bạn
 
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên